Ngày 23 tháng 10 năm 2017, trong khuôn khổ cuộc chiến chống lại nạn đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU fishing) trên toàn thế giới, EC đã ra thông cáo báo chí tuyên bố Việt Nam có thể bị coi là một quốc gia không hợp tác hay còn gọi là bị rút thẻ vàng.
Quyết định hôm nay của EC nhấn mạnh rằng Việt Nam không có đủ các biện pháp hiêu lực và hiện quả để chống lại IUU fisshing. Những hạn chế tại Việt Nam bao gồm : thiếu hệ thống xử phạt hiệu quả để ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá trái phép; thiếu hành động thiết thực để xử lý các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp do các tàu thuyền Việt Nam thực hiện trên vùng biển của các nước láng giềng và Thái Bình Dương; thiếu hệ thống kiểm soát cá cập cảng và chế biến tại địa phương trước khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
Cao Ủy về Môi trường, Hàng hải và Thủy sản của EU, Karmenu Vella, cho biết: "Với hành động ngày hôm nay, chúng tôi thể hiện cam kết chặt chẽ chống lại đánh bắt cá trái phép trên toàn cầu. Chúng tôi không thể bỏ qua các tác động đối với hệ sinh thái biển ở khu vực Thái Bình Dương do các hoạt động bất hợp pháp của tàu thuyền Việt Nam gây ra. Chúng tôi mong muốn các nhà chức trách Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh chống IUU fishing để chúng tôi có thể nhanh chóng đảo ngược quyết định này. Chúng tôi đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam."
(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)
Quyết định ở giai đoạn này chưa đưa ra bất kỳ biện pháp nào ảnh hưởng đến thương mại. "Thẻ vàng" được coi là cảnh báo và đưa ra khả năng để Việt Nam có biện pháp khắc phục tình huống trong một khoảng thời gian hợp lý. Để đạt được mục tiêu này, EC đã đề xuất một kế hoạch hành động để hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết những tồn tại đã được xác định.
Quyết định của Ủy ban EC là kết quả của việc phân tích kỹ lưỡng và có cân nhắc đến mức độ phát triển của Việt Nam. Quyết đinh này được đưa ra sau một thời gian dài thảo luận không chính thức với các cơ quan chức năng của Việt Nam từ năm 2012. Các cơ quan chức năng của Việt Nam hiện đang tham gia vào một cuộc đối thoại chính thức để giải quyết các vấn đề đã được xác định và thực hiện Kế hoạch hành động.
Thông tin cơ bản
Mỗi năm có từ 11 đến 26 triệu tấn cá, tức là ít nhất 15% lượng đánh bắt cá trên thế giới, là đánh bắt bất hợp pháp. Khối lượng này có giá trị từ 8 đến 19 tỷ euro. EC không chấp nhận các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp tiếp cận thị trường EU. Quy tắc IUU (IUU Regulation) bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010, là công cụ chính trong cuộc chiến chống lại việc đánh bắt cá trái phép nhằm đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm thủy sản đã được chứng nhận là hợp pháp có thể tiếp cận thị trường EU. Với mục tiêu này, EC duy trì đối thoại song phương với hơn 50 quốc gia thứ ba. Khi các quốc gia thứ ba không thể tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của họ ví dụ như về cờ, bờ biển, cảng biển và thị trường, Ủy ban sẽ chính thức hoá quá trình hợp tác và hỗ trợ các nước này để giúp cải thiện khuôn khổ pháp lý và quản lý hành chính của họ nhằm chống lại IUU fishing. Các bước trong quy trình này trước hết là cảnh báo ("thẻ vàng"), "thẻ xanh" nếu vấn đề được giải quyết hoặc "thẻ đỏ" nếu không được giải quyết. Thẻ đỏ đồng nghĩa với việc quốc gia liên quan sẽ bị liệt kê vào danh sách các nước không hợp tác, tiếp theo là một loạt các biện pháp đối với nước thứ ba, bao gồm cả lệnh cấm thương mại đối với các sản phẩm thủy sản đánh bắt .trên biển.
Từ tháng 11 năm 2012, Ủy ban đã có các cuộc đối thoại chính thức với một số nước thứ ba (tình trạng tiền xác định hoặc "thẻ vàng") đã được cảnh báo về sự cần thiết phải hành động mạnh mẽ để chống lại IUU fishing. Khi tiến bộ đáng kể được ghi nhận, Ủy ban có thể kết thúc cuộc đối thoại (loại bỏ tình trạng tiền xác định hoặc thu lại "thẻ vàng").
Chống đánh cá bất hợp pháp là một phần trong cam kết của EU nhằm đảm bảo sử dụng bền vững biển và các nguồn lợi của biển như đã nêu trong Chương trình Quản lý Đại dương Quốc tế của khối này. Đánh bắt cá bền vững và cuộc chiến chống lại IUU fishing cũng là một trong những chủ đề chính được thảo luận trong cuộc Hội thảo quốc tế “Our Ocean” lần thứ 4 vừa được tổ chức tại Malta, 5-6 tháng 10 năm 2017.