| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Pháp 11T.2020 (Cập nhật theo số liệu Hải quan Pháp)

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Pháp 11T.2020 (Cập nhật theo số liệu Hải quan Pháp).

1. Hợp tác thương mại

(Lưu ý: Số liệu tại mục này sử dụng số liệu của Hải quan Pháp; Số liệu hàng hóa xuất khẩu sang Pháp được tính theo giá CIF và hàng hóa nhập khẩu từ Pháp theo giá FOB).

Trong năm 2020, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh tới trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam và Pháp. Theo số liệu từ Hải quan Pháp, kim ngạch xuất nhập khẩu trong 11 tháng giữa hai nước đạt 5,81 tỷ euro, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước xuất siêu sang Pháp, thâm hụt thương mại của Pháp với Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 đạt gần 4,1 tỷ euro, gấp gần 5 lần kim ngạch xuất khẩu của Pháp.

1.1 Về xuất khẩu Việt Nam sang Pháp

Theo Hải quan Pháp, tổng kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Pháp trong 11 tháng năm 2020 đạt hơn 4,95 tỷeuro, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019 (5,24 tỷ euro); trong đó kim ngạch xuất khẩu: (1) máy móc, thiết bị viễn thông đạt 1,1 tỷ euro (giảm 16,9% so cùng kỳ), (2) giầy dép đạt 985 triệu euro (giảm 7,7% so cùng kỳ), (3) quần áo thể thao đạt 349,2 triệu euro (giảm 7,3% so cùng kỳ), (4) quần áo và phụ kiện khác 237,7 triệu euro (tăng 9,9% so cùng kỳ), (5) máy tính và thiết bị đạt 234,8 triệu euro (giảm 6,3% so cùng kỳ), (6) các sản phẩm dệt (trừ quần áo) đạt 221,7,3 triệu euro (tăng 415,4% so cùng kỳ), (7) quần áo lót đạt 208,7 triệu euro (giảm 19,1% so cùng kỳ), v,v...

Nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Pháp

(11 tháng năm 2020)

Đơn vị: nghìn EUR

 

1.2 Về nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam

Theo số liệu Hải quan Pháp, tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Pháp vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 đạt gần 858 triệu euro, giảm 41,5% so với 11 tháng năm 2019. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: (1) nguyên liệu làm thuốc, dược phẩm đạt 255,7 triệu euro (tăng 8,2% so với cùng kỳ), (2) nước hoa và sản phẩm vệ sinh đạt 48,5 triệu euro (tăng 16,7% so với cùng kỳ), (3) nhôm tấm đạt 25 triệu euro (giảm 11,7% so với cùng kỳ), (4) sản phẩm sữa và phô-mai đạt 19,8 triệu (giảm 25,9% so với cùng kỳ), (5) Malt bia đạt 19,5 triệu euro (tăng 13,1%) so với cùng kỳ, v,v...

Đặc biệt, do tác động của dịch Covid-19, nhóm hàng động cơ hàng không, trước đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Pháp bị ảnh hưởng nặng với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2020 chỉ đạt 16,4 triệu euro giảm mạnh so với kim ngạch 526,6 triệu euro cùng kỳ năm 2019.

Nhóm hàng nhập khẩu chínhcủa Việt Nam từ Pháp

(11 tháng năm 2020)

Đơn vị: Nghìn EUR

 

2. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường sở tại

Do tác động của dịch Covid-19, tập quán tiêu dùng tại Pháp có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự bùng nổ của thương mại trực tuyến. Đây là một xu thế chung toàn cầu, được đẩy nhanh hơn do đại dịch Covid-19 và mới chỉ đang ở giai đoạn đầu. Khi hoạt động mua sắm trực tuyến từ “thú vui” trở thành “thiết yếu” do các lệnh giới nghiêm và cách ly xã hội, các nhà bán hàng trực tuyến thu về lợi nhuận khổng lồ vượt ngoài kế hoạch dự kiến. Bên cạnh đó, xu thế mới này sẽ tạo ra một nhu cầu mới và kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ liên kết khác, như dịch vụ kho hàng trực tuyến, dịch vụ vận chuyển,v.v…

Đối với Pháp, một thị trường nổi tiếng truyền thống, việc mua sắm trưc tiếp tại các cửa hàng vốn là thú vui và là văn hóa lâu nay, doanh thu bán hàng trực tuyến 6 tháng đầu năm 2020 cũng đạt mức tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong hai tháng cách ly xã hội đợt 1 (tháng 3 và 4/2020), khoản chi tiêu mua sắm trực tuyến tăng 37% so với cùng kỳ 2019 và tăng 51% vào đúng thời điểm đỉnh dịch (tháng 4/2020). Bên cạnh đó, do tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong năm nay, sức mua của người tiêu dùng suy giảm đáng kể, nhu cầu đối với hàng hóa giá rẻ cũng tăng mạnh. Tăng trưởng bùng nổ của cửa hàng trực tuyến Amazon trên toàn cầu phản ảnh rõ nhu cầu nói trên.

Về lý thuyết, đây là cơ hội tốt cho hàng hóa có giá cả cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phần nhiều chưa sẵn sàng và suy nghĩ nghiêm túc tới kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường sang châu Âu qua kênh thương mại trực tuyến. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã xuất phát sớm và với chiến lược rõ ràng, hiện nay đang ngày càng lấy được lòng tin của người tiêu dùng trực tuyến do đảm bảo dịch vụ “chất lượng 5 sao” với những sản phẩm tương đồng và tương đương với chất lượng hàng hóa của Việt Nam. Cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn và các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, nhanh chóng nghiên cứu, chuẩn bị chiến lược tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.

Thương vụ Việt Nam tại Pháp

Nội dung liên quan

Số liệu nhập khẩu chè Pakistan tháng 10 năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu - 02/12/2024
Số liệu nhập khẩu chè Pakistan tháng 9 năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu - 31/10/2024