| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canada đối mặt với nhiều thách thức vào năm 2025

Việt Nam đang là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong ASEAN, chiếm 44% tổng kim ngạch Canada nhập khẩu từ khu vực và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Canada trong nhóm 40 quốc gia Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.

Sau khi có CPTPP, xuất khẩu của nước ta sang Canada đã tăng gần gấp đôi, từ mức 5,27 tỷ USD năm 2019 lên 9,82 tỷ USD năm 2023. Sau 5 năm CPTPP được thực thi, đây là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các nước CPTPP.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, hàng dệt may là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang Canada tính đến tháng 2 năm 2024, với 169,88 triệu USD, tăng 22,26% so với 2 tháng năm 2023.

Nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đứng thứ hai, với kim ngạch 2 tháng năm 2024 là 161,12 triệu USD, tăng 203,18% so với cùng kỳ năm 2023. Điện thoại linh kiện xếp vị trí thứ 3 về kim ngạch, với 111,52 triệu USD, giảm 41,14% so với 2 tháng năm 2023.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử tuy là mặt hàng đứng thứ 4 về kim ngạch, nhưng có sự tăng trưởng đáng kể 122,45% (tương ứng tăng 59,69 triệu USD), thu về 108,43 triệu USD 2 tháng năm 2024.

Nhìn chung, hàng xuất khẩu Việt Nam sang CPTPP đang được hưởng ưu đãi thuế quan theo cả GSP, MFN và CPTPP. Thực tế cho thấy sau khi CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu các mặt hàng hưởng thuế bằng 0 như: Điện thoại, điện tử, điện máy, rau củ quả hạt điều, cà phê… sử dụng form ưu đãi nào sang địa bàn cũng tăng đột biến. Có những mặt hàng tăng trên 1000%, cho thấy CPTPPP thực sự có tác động đòn bẩy.

Tuy nhiên, ngay từ năm 2015 , Canada đã đưa mục tiêu sản xuất và tiêu dùng trách nhiệm vào lộ trình phát triẻn bền vững nhằm sản xuất sử dụng ít tài nguyên hơn, nâng cao chất lượng sống của người dân. Các doanh nghiệp Canada cũng có xu hướng thay thế các sản phẩm cùng loại nhập từ xa bằng cách tìm các nguồn cung từ các thị trường gần. Đồng thời, chú trọng tìm kiếm các đối tác nhập khẩu có cùng mối quan tâm, cùng năng lực với mình.Các tiêu chuẩn bền vững của Canada được đặt trong bối cảnh những quy định chung của thế giới về lộ trình phát triển bền vững đến năm 2030. Ví dụ da giày, dệt may, nội thất đều phải quan tâm sản xuất xanh, sản xuất sạch, sử dụng vật liệu tái chế… Các quy định này có thể nói là rào cản phi thuế quan rất bất lợi cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vì các doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng triển khai hoặc uỷ quyền triển khai sản xuất mở rộng. Các nhà bán lẻ vì ngại ràng buộc trách nhiệm nên sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm sản xuất tại Canada hoặc các sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia vì dễ thương lượng hơn về vấn đề yêu cầu sản xuất mở rộng .

VietnamExport (tổng hợp)

Nội dung liên quan