| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Lệnh cấm nhập khẩu của Nga ảnh hưởng tới giá sữa Niu Di-lân

Những nhà sản xuất sữa của Niu Di-lân sẽ gặp bất lợi do việc Nga áp đặt lệnh cấp nhập khẩu thực phẩm từ phương Tây ảnh hưởng tới thị trường thế giới.

Giới kinh tế đưa ra nhận định rằng các nhà sản xuất sữa của Niu Di-lân  có thể sẽ phải chịu áp lực tài chính nếu như giá sữa bột duy trì ở mức thấp và những căng thẳng tại Châu Âu tiếp tục leo thang.

Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm trong vòng một năm mà Nga áp dụng với các nước phương Tây có ảnh hưởng lớn tới hoạt động mua bán sữa. Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu trên nhằm trả đũa các nước trước đó đã áp dụng các biện pháp trừng phạt lên Nga do nước này ủng hộ các phần tử ly khai thân Nga đang chiến đấu chống lại lực lượng chính phủ Ukraina dọc biên giới giữa hai nước.

Nga là thị trường nhập khẩu sữa lớn thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 12 – 15% thương mại sữa, điều này có nghĩa rằng hàng ngàn tấn sản phẩm sữa có nguồn gốc từ Châu Âu đang phải tìm kiếm thị trường khác để tiêu thụ.

Giá các sản phẩm sữa trên thị trường thế giới tiếp tục lao dốc trong phiên đấu giá mới nhất (GlobalDairyTrade), thể hiện rõ những tác động do lệnh trừng phạt của Nga gây ra và làm tăng lượng cung, nhất là khi mùa đỉnh điểm sắp diễn gia từ tháng 10 và tháng 11 năm nay.

Lượng sữa tồn kho lớn hiện tại của Trung Quốc cũng đã góp phần làm cho giá sữa giảm xuống hiện nay.

Giá tổng thể đối với mặt hàng sữa đã giảm 6% so với gia bán một hai tuần trước và giảm tới 42,2% so với một năm về trước. So với giá đỉnh điểm đạt được vào tháng hai thì giá sữa hiện nay đã giảm xuống 44,5%.

Phiên giảm giá mới đã cũng đã gây sự ngạc nhiên vì thị trường trước đó hai tuần đã cho thấy những dấu hiệu ổn định.

Giá giảm mạnh nhất được thể hiện trong phiên đấu giá sữa mới nhất vừa qua là đối với hai phân khúc chính đối với các nhà sản xuất Niu Di-lân – sữa bột nguyên kem và sữa bột tách bơ.

Hãng Fonterra tháng trước duy trì giá sữa mua tại các trang trại là 6 NZD/một kg sữa tách nước cho năm 2014 – 2015, một số ý kiến lúc đó còn tỏ ra rất lạc quan.

Qua phiên đấu giá vừa qua, Ngân hàng ANZ đã cắt giảm dự báo giá sữa 2014 – 2015 xuống mức 5,25% , trong khi đó Ngân hàng ASB và Westpac cũng đưa ra dự báo mới nhất về giá sữa vào mức 5,80 NZD/kg.

Đại diện Ngân hàng ANZ phát biểu: “những câu hỏi sẽ xoay quanh vấn đề tình hình lượng tồn kho của Trung Quốc và lượng sữa sản xuất tại Châu Âu cần tìm kiếm thị trường thay thế do lệnh trừng phạt của Nga”. Nhà kinh tế về nông thôn của ANZ ông Con Williams cũng cho rằng nếu như giá sữa hiện nay tiếp tục duy trì thì giá thu mua tại các nông trại sẽ có thể giảm xuống khoảng 4 NZD, điều đó có nghĩa rằng hầu hết các nhà sản xuất có khả năng không thể bù đắp chi phí sản xuất của họ. “Rất khó có thể nhìn thấy bất kỳ chất xúc tác nào cho việc đẩy cao giá sữa từ nay cho đến cuối năm”, ông William phát biểu. Ông cũng nói thêm về việc khoảng cách dự báo giá sữa hiện tại của Fonterra và giá sữa hiện nay.

Nhà kinh tế của Ngân hàng Westpac Anne Boniface thì cho rằng  dự báo giá sữa của bà 5,80 NZD là có xu hướng đi xuống. Bà nói rằng phiên đấu giá vừa qua cho thấy việc giảm dự báo của Fonterra là không có gì ngạc nhiên. Trong khi các nhà sản xuất có thể thu lời từ vụ mùa năm ngoái, bà Boniface cho rằng phiên đấu giá gần đây có khả năng làm cuộc sống của các nhà sản xuất khó khăn hơn.

Giá đối với sữa bột nguyên kem và sữa bột đã tách bơ giảm tương ứng là 4,3% và 9,5% trong phiên đấu giá sữa gần nhất. Ảnh hưởng của lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga đã cho thấy rõ trong việc giá sữa bột đã tách bơ  giảm tới 26% kể từ khi các lệnh trừng phạt được tuyên bố.

Trong khi đó sản xuất dư thừa, các nhà sản xuất tại Châu Âu sản xuất nhiều sữa đã tách bơ và bơ hơn do thời gian bảo quản các sản phẩm này lâu hơn so với các sản phẩm khác và chính phủ cũng đã đưa ra các chương trình hỗ trợ.

Lệnh cấm nhập khẩu của Nga đồng nghĩa với việc hàng ngàn tấn sản phẩm sữa thông thường trước đây xuất khẩu vào Nga sẽ phải tìm nơi xuất khẩu mới, những thị trường mà Niu Di-lân hiện đang xuất khẩu – sữa bột.

Ủy ban Châu Âu tuần trước cũng nói rằng họ sẽ đưa ra những hỗ trợ về lưu kho riêng nhằm giảm bớt tác động đối với những biện pháp của Nga trong việc ngăn chặn các sản phẩm sữa của EU và cũng hạn chế những tác động tiêu cực đối với thị trường nội địa.

Chỉ vài ngày sau khi Fonterra đưa ra dự báo vào tháng trước, Hợp tác xã lớn thứ hai của Niu Di-lân và cũng là nhà sản xuất sữa đã tách bơ Westland Milk Products  tuyên bố họ sẽ cắt giảm mức chi trả vào khoảng 60 cent/kg sữa tách nước do đó giá sẽ dao động từ 5,40 NZD đến 5,80 NZD/kg trong mùa tới.

ANZ đưa ra dự báo tăng trưởng của Niu Di-lân sẽ bị tác động


Ngân hàng ANZ đưa ra dự báo Tăng trưởng kinh tế của Niu Di-lân có thể bị tác độ nếu như giá xuất khẩu sản phẩm chiếm kim ngạch lớn nhất là sữa bột duy trì ở mức thấp. Ngân hàng này cũng đã hạ mức giá sữa thu mua tại các trang trại của Fonterra dự báo cho năm 2014/2015 xuống còn 5,25NZD/kg so với dự báo của chính hãng này là 6NZD/kg.

ANZ cho rằng nếu như dự báo của họ là đúng thì thu nhập từ sữa sẽ bị mất 5,1 tỷ NZD (2,2% GDP) so với vụ mùa trước đó.

ANZ cũng cho rằng vấn đề quan trọng đối với gánh nặng tài chính có thể xảy ra hay không sẽ là viễn cảnh ngành sữa cho năm 2015/16. “Nếu như có thêm một năm khó nhọc nữa thì đã đến lúc dòng tiền sẽ bị cạn kiệt”. Viễn cảnh hiện nay cũng na ná giống với tuyên bố về chính sách tiền tệ vào tháng ba năm 2013 của Ngân hàng Dự trữ Niu Di-lân với những rủi do về vặt này hay mặt khác. Đối với mặt này thì việc đồng tiền giảm giá và viễn cảnh toàn cầu thay đổi. Nhưng ANZ cho rằng kinh tế vẫn còn có “thuốc kích thích” với GDP dự kiến tăng trưởng 3% năm tới.

 

Thương vụ Việt Nam tại New Zealand

Nội dung liên quan