Cameroonlà nền kinh tế mở, vừa là thành viên của Khối Thịnh vượng chung vừa là thành viên của Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi (CEMAC) (Cameroon là nền kinh tế lớn nhất của khu vực GDP của nước này chiếm gần 1/3 tổng GDP của khối). Nước này cũng đã ký Hiệp định đối tác kinh tế với Liên minh Châu Âu (EU).
Hoạt động ngoại thương đóng góp vào gần 50% GDP của Cameroontrong đó chủ yếu từ việc xuất khẩu dầu thô, các sản phẩm từ dầu mỏ, hạt coca, nhôm, bông, cà phê, gỗ xẻ. Cameroonlà nước có diện tích rừng lớn thứ 2 châu Phi sau Cộng hoà dân chủ Congo với tổng diện tích rừng tự nhiên khoảng 22 triệu ha (chiếm gần 45% quỹ đất) của nước này. Trong đó 17 triệu ha đất rừng cho hiệu quả khai thác cao. Gỗ xuất khẩu đạt giá trị khoảng 3 – 3,5 tỷ USD hiện chiếm 15% xuất khẩu của Cameroun và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này sau dầu lửa, tạo ra việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động. Cameroon có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển nhất ở khu vực Trung Phi.
1. Thuế quan
Cameroonlà thành viên của khối CEMAC và áp dụng mức thuế chung đối với hàng hoá nhập khẩu ngoại khối gọi là Biểu thuế đối ngoại chung (TEC) với mực thuếtừ 5 đến 30%. Trong đó, áp thuế 5% đối với các mặt hàng thiết yếu, 10% đối với nguyên liệu và trang thiết bị, 20% đối với các mặt hàng trung gian và 30% đối với các mặt hàng tiêu dùng thông thường. VD: CEMAC áp thuế 5% với gạo, 10% với mặt hàng vải/sợi, 30% với mặt hàng giày dép và quần áo, 30% đối với xe máy và đồ điện tử...
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế tiêu thụ đánh vào hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất tại địa phương, Tỷ suất thuế VAT tại Cameroon là 19,25%
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh vào một số hàng hóa nhập khẩu từ ngoài khối và cả hàng hóa được sản xuất tại địa phương. Cameroon áp mức thuế 25% đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu bia, mỹ phẩm, sản phẩm xa xỉ...
2. Một số điều cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Cameroon
2.1. Vấn đề ngôn ngữ
Không giống như phần đông các nước CEMAC, người dân Cameroon có thể sử dụng cả 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Khi giao dịch với các đối tác tại Cameroon, có thể thấy trên các giấy tờ chứng nhận đều được thể hiện song song bằng hai ngôn ngữ này. Đây là một điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giao dịch với các đối tác Cameroon
2.2. Hiện tượng lừa đảo tại Cameroon nói riêng và tại các Tây và Trung Phi nói chung
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong nước nhận được đề nghị mua hàng hoặc ký hợp đồng giao dịch, hợp tác kinh doanh từ một số đối tác tại Cameroon.
Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là lừa đảo lệ phí trả trước, trong đó kẻ lừa đảo thường giả danh một doanh nghiệp nhập khẩu và đưa ra các giấy chứng nhận doanh nghiệp giả mạo(mới đây nhất là có doanh nghiệp Cameroon gửi giấy chứng nhận kinh doanh có đóng dấu của Bộ Kinh tế - Thương mại Cameroon, thực tế Bộ này không tồn tại) hoặc họ có đưa ra những địa chỉ doanh nghiệp khống mà khi cần các doanh nghiệp Việt Nam không thể liên hệ được, họđề nghị mua hàng của doanh nghiệp sau đó đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu trả một khoản lệ phí để xin giấy chứng nhận nhập khẩu hàng hoá, phí giấy phép nhập khẩu hoặc phí đăng ký nhập khẩu vào nước sở tại... với giá trị chỉ một vài nghìn đô-la Mỹ trả vào tài khoản do đối tác chỉ định.
Chính việc xuất hiện nhiều trường hợp các doanh nghiệp ở Cameroon đã khiến cho nhiều doanh nghiệp e ngại và hoang mang khi quyết định mở rộng kinh doanh vào thị trường này. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thận trọng nhưng cũng phải linh hoạt, tránh bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường nhiều tiềm năng này. Để có thêm các thông tin về doanh nghiệp Cameroon, các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ với Phòng TM, CN, Mỏ và Thủ công Cameroon (Chambre de Commerce, d’Industrie, des Mines et de l’Artisanat). Địa chỉ : B.P.: 4011 – Douala; Điện thoại: (237) 33 42 98 81 / 33 42 67 87; Fax: (237) 33 42 55 96vàWebsite: http://www.ccima.net
2.3. Việc xin visa
Hiện nay, Việt Nam chưa có cơ quan đại diện ngoại giao Cameroon và ngược lại. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xin visa vào các nước Cameroon phải xin tại các đại sứ quán của các nước này tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam. Ngược lại các nước UEMOA, CEMAC muốn xin visa vào Việt Nam thường phải xin tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria, Ma-rốc hoặc Nam Phi. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể xin visa tại sân bay, các doanh nghiệp cần lưu ý, việc xin visa tại sân bay không cần đóng trước khoản phí nào mà chỉ khi đến nơi, người xin visa mới phải nộp lệ phí visa, vì vậy, các doanh nghiệp cần thận trọng khi đối tác yêu cầu nộp trước một khoản phí xin visa.
2.4. Ghi nhãn hàng hóa
Nhãn mác của hàng hóa cần phải thể hiện bằng tiếng Pháp và/hoặc tiếng Anh. Bao bì đối với các sản phẩm nông sản cần phải mô tả được thực chất sản phẩm, thành phần, số lượng, nơi sản xuất và ngày hết hạn
2.5. Thành lập công ty tại Cameroon
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Cameroon tương đối dễ dàng. Để thành lập 1 công ty tại Cameroon, các doanh nghiệp phải mất trung bình 19 ngày làm việc. Có 2 loại hình doanh nghiệp chính là Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần. Người nước ngoài có thể tham gia sở hữu 100% vốn doanh nghiệp.