| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Khai trương nhà máy sản xuất gạo lớn nhất châu Á

Chiều 18-1, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long tổ chức lễ khánh thành Nhà máy gạo Hạnh Phúc. Đến dự có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo một số bộ ngành trung ương, lãnh đạo 2 tỉnh An Giang, Hậu Giang và các đối tác nước ngoài.

Nhà máy gạo Hạnh Phúc được xây dựng với quy mô lớn nhất châu Á có diện tích 161.000m2 tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, An Giang. ng suất sấy đạt 4.800 tấn lúa tươi/ngày, hệ thống 80 silo chứa lúa (bảo ôn) 240.000 tấn, ng suất xay xát chế biến 1.600 tấn/ngày (lúa khô), nâng tổng ng suất gạo thành phẩm đạt 1.000 tấn/ngày.

Nhà máy vận hành 100% giải pháp ng nghệ được nhập khẩu từ châu Âu như hệ thống tiếp nhận, làm sạch, sấy và silo chứa lúa của Tập đoàn SKIOLD (Đan Mạch); hệ thống xay xát lúa gạo từ BUHLER (Thụy Sĩ); các trang thiết bị đi kèm đều nhập khẩu và đồng bộ theo tiêu chuẩn EU từ Ý, Đức, Ba Lan...

Tập đoàn Tân Long và tập đoàn Skiold đã hợp tác thành ng trong lĩnh vực xử lý lúa gạo. Họ là các đối tác xứng tầm vì tập đoàn Tân Long có bề dày kinh nghiệm sản xuất và chế biến lúa gạo tại Việt Nam, còn Skiold là một trong những ng ty thành ng hàng đầu về giải pháp bảo quản lúa gạo.

Dự án nhà máy gạo Hạnh Phúc là một ví dụ điển hình cho sự hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Đan Mạch ngày càng phát triển.

Nhiều năm qua, Đan Mạch và Việt Nam đã hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và Đại sứ quán vui mừng khi chứng kiến các ng ty Đan Mạch cung cấp giải pháp ng nghệ cao trong lĩnh vực xử lý sau thu hoạch tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói nền nông nghiệp Việt Nam liên tục xuất khẩu đạt giá trị cao qua các năm. Việc đầu tư nhà máy sản xuất lúa gạo lớn nhất này là việc làm có tầm nhìn chiến lược cho hạt gạo Việt Nam đáp ứng cao nhất cho khu vực châu Á và thế giới.

(Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ) 

Ông biểu dương tinh thần của doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy sản xuất gạo lớn và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đề nghị tỉnh cần đầu tư hạ tầng cho vùng nông nghiệp nơi này.

"Vấn đề quan trọng là chủ động bao tiêu sản phẩm cho người nông dân hơn là cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Nếu không mở rộng hạn điền thì khó sản xuất lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và tỉnh An Giang điều chỉnh quy mô sản xuất và có chính sách mở rộng hạn điền, khuyến khích sản xuất, hình thành các vùng sản xuất lớn để liên kết doanh nghiệp với nông dân làm nông nghiệp kiểu mới. 

Tỉnh cần thúc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế", Chủ tịch nước nói.

Nội dung liên quan