Theo số liệu của Cơ quan quản lý Tài chính Đài Loan (MOF), xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 3 tăng mạnh tốt hơn dự kiến trước đó của MOF và lần đầu tiên sau 19 tháng lại vượt mốc trên 40 tỷ USD⁄ tháng do nhu cầu về các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) tăng mạnh, trong khi thị trường các sản phẩm phi công nghệ được cải thiện và cơ sở so sánh thấp.
(Nguồn: MOF)
Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan trong tháng 3/2024 đạt 74,95 tỷ USD, tăng 13,38 % so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 41,81 tỷ USD tăng 18,87% so với cùng kỳ năm 2023 trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 33,14 tỷ USD tăng 7,13% so với cùng kỳ. Xuất siêu đạt 8,67 tỷ USD, tăng 104,56% so với cùng kỳ năm 2023.
Số liệu xuất khẩu mới nhất đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp chỉ số này tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Theo MOF, cho biết lĩnh vực công nghệ của Đài Loan được hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu vững chắc đối với các ứng dụng mới nổi như trí tuệ nhân tạo và thiết bị điện toán hiệu năng cao (HPC), trong khi khách hàng trên toàn cầu chuỗi cung ứng xây dựng lại hàng tồn kho của họ, thúc đẩy hơn nữa nhu cầu. Ngoài ra, một số ngành thuộc nền kinh tế cũ cũng chứng kiến nhu cầu phục hồi, tạo thêm động lực cho xuất khẩu trong tháng 3 đạt mức cao nhất hàng tháng trong 20 tháng qua.
Lũy kế trong quý I năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan đạt 201,71 tỷ USD, tăng 8,17% so với năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 110,33 tỷ USD tăng 12,9%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 91,38 tỷ USD tăng 2,96% so với cùng kỳ năm 2023. Đài Loan vẫn đạt mức xuất siêu 18,94 tỷ USD trong quý I năm 2024, tăng 111,41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về thị trường xuất khẩu, thống kê của MOF cho thấy, trong tháng 3, Trung Quốc và Hồng Kông vẫn là đối tác mua hàng hóa lớn nhất của Đài Loan với kim ngạch 12,72 tỷ USD, giảm 1,3% so với một năm trước đó, chiếm 30,4% tổng kim ngạch của Đài Loan. MOF cho rằng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm do các công ty Đài Loan bị hạn chế sau lệnh cấm của Mỹ bán các sản phẩm công nghệ tiên tiến cho Trung Quốc. Hoa Kỳ đứng thứ hai sau khi mua hàng hóa trị giá 9,12 tỷ USD của Đài Loan, tăng 65,7% so với một năm trước đó, trước các nước ASEAN (8,899 tỷ USD, tăng 47,1%), châu Âu (3,43 tỷ USD, giảm 0,2%) và Nhật Bản (2,66 tỷ USD, tăng 8,4%). MOF cho biết, xuất khẩu sang các thị trường ASEAN tăng 47,1% lên 2,66 tỷ USD, trong đó Thái Lan, Việt Nam và các nước khác trong khối thương mại được hưởng lợi từ việc tái tổ chức chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu đang diễn ra.
Về thị trường nhập khẩu, thống kê của MOF cho thấy, trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đạt 6,51 tỷ USD, tăng 670 triệu USD (+11,5%) so với cùng tháng năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 5,29 tỷ USD, tăng 1,79 tỷ USD (+51,2%). Kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN đạt 4,23 tỷ USD, tăng 690 triệu USD (+19,6%). Kim ngạch nhập khẩu từ châu Âu đạt 3,95 tỷ USD, giảm 580 triệu USD (-12,9%). Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 3,94 tỷ USD, giảm 410 triệu USD (-9,5%). Và kim ngạch nhập khẩu từ Trung Đông là 15,6 USD 100 triệu USD, giảm 170 triệu USD (-9,9%).
Cũng theo thống kê của phía Đài Loan, lũy kế quý đầu tiên của đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Đài Loan – Việt Nam đạt 5,11 tỷ USD, tăng 20,23 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch Đài Loan xuất khẩu sang Việt Nam đạt 3,35 tỷ USD, tăng 20,62 %, kim ngạch nhập khẩu của Đài Loan từ Việt nam đạt 1,76 tỷ USD, tăng 19,49 % so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Đài Loan trong 3 tháng đầu tiên của năm nay, chiếm 2,53% tổng thị phần ngoại thương của Đài Loan, là đối tác cung ứng hàng hóa lớn thứ 12 (1,92% thị phần) và thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Đài Loan (3,04% thị phần).