Đầu năm 2021, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng cao su tự nhiên (mã HS 4001) của Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020, tăng 11% đạt xấp xỉ 36,6 triệu USD về kim ngạch nhập khẩu.
Cơ cấu xuất khẩu đối với mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ trong 1 tháng đầu 2021 không có nhiều thay đổi, In-đô-nê-xi-a vẫn dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,2 triệu USD chiếm 36,1% thị phần. Tiếp đó, Thái Lan xếp thứ hai với hơn 11,8 triệu USD chiếm 32,3% thị phần.
Nhập khẩu cao su tự nhiên vào Thổ Nhĩ Kỳ 1 tháng đầu năm 2021
STT |
Tên nước |
Kim ngạch nhập khẩu (USD) |
Tốc độ tăng trưởng (%) |
Thị phần 1T/2021 (%) |
|
1T/2020 |
1T/2021 |
||||
1 |
In-đô-nê-xi-a |
11.750.923 |
13.235.340 |
12,6 |
36,1 |
2 |
Thái Lan |
12.539.355 |
11.834.873 |
-5,6 |
32,3 |
3 |
Bờ biển Ngà |
1.897.290 |
4.747.936 |
150,2 |
13,0 |
4 |
Việt Nam |
4.191.646 |
4.600.278 |
9,7 |
12,6 |
5 |
Ma-lai-xi-a |
2.422.727 |
1.705.458 |
-29,6 |
4,7 |
|
Tổng cộng |
32.990.818 |
36.632.519 |
11,0 |
|
Nguồn: Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ
Theo số liệu thống kê của TUIK, trong 1 tháng đầu năm nay, Việt Nam xếp vị trí cao thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su tự nhiên vào Thổ Nhĩ Kỳ, đạt 4,6 triệu USD giảm tăng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 12,6% thị phần xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy, các nhà nhập khẩu cao su của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã dần chú trọng hơn đến sản phẩm này của Việt Nam thay vì tập trung nhiều vào In-đô-nê-xi-a hay Thái Lan với nguyên nhân chính là do giá cả và chất lượng sản phẩm của cao su Việt Nam đang dần có ưu thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
Thời gian cuối năm 2020 và 1 tháng đầu năm 2021, giá cao su có xu hướng tăng do các nhà đầu tư kỳ vọng sự phục hồi kinh tế vững chắc của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới đây dự báo vẫn còn nhiều thách thức, do một số nguyên nhân như: (i) Đại dịch Covid tiếp tục diễn biến phức tạp ở châu Âu và nhiều quốc gia khác trong đó có Trung Quốc, khiến lo ngại về nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này suy giảm; (ii) Xuất khẩu sang thị trường lớn nhất- Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại do nước này đã mua mạnh trong những quý cuối cùng của năm 2020; (iii) Tình hình thiếu hụt công-ten-nơ vẫn đang diễn ra làm hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Đi kèm với thách thức cũng có thể là cơ hội, do có nhiều đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang Thổ Nhĩ Kỳ như đã từng diễn ra trong những tháng năm 2020, tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này còn phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh và giữ vững năng lực sản xuất của phía Thổ Nhĩ Kỳ.