Ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, Hiệp định UKVFTA không chỉ là đòn bẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam mà còn giúp "lan toả" mặt hàng này tới nhiều thị trường trên thế giới.
(9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Anh được gần 140 triệu USD sản phẩm gỗ)
Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong các mặt hàng xuất khẩu mạnh sang thị trường Vương quốc Anh khi UKVFTA mở cửa ưu đãi với thuế suất 0% trong vòng 5 năm. Đến nay, xin ông cho biết, ngành gỗ đã tận dụng ưu đãi từ UKVFTA trong hoạt động xuất khẩu như thế nào?
Thống kê, 9 tháng đầu năm nay chúng ta đã xuất khẩu sang thị trường Anh được gần 140 triệu USD sản phẩm gỗ, khoảng gần 30 triệu USD các loại lâm sản ngoài gỗ. Như vậy tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng gỗ từ Việt Nam sang thị trường UK là khoảng 170 triệu USD, và dự báo cả năm nay chúng ta có thể xuất khẩu sang Anh Quốc được khoảng 230 triệu đô. Theo đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Anh đang hiếm khoảng 1,5% tổng kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Như vậy, tổng giá trị xuất khẩu của chúng ta vào thị trường Anh đang chiếm tương đương 1% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Anh cao hơn so với mức bình quân của tất cả các ngành hàng của chúng ta. Tuy nhiên, con số trên quả thực vẫn rất khiêm tốn.
Sau thời gian thực thi UKVFTA, đối với ngành gỗ chúng tôi cho rằng có hai tác động khá tích cực. Trước hết, là tác động trực tiếp, chúng ta được hưởng thuế xuất ưu đãi trong vòng 5 năm tới tất cả sản phẩm gỗ với mức tiến về 0%, như vậy chúng ta có lợi thế so sánh so với các nước khác cũng đang xuất khẩu sản phẩm này vào thị trường Anh. Thứ hai, tôi cho là lớn hơn nhiều chính là hiệu ứng lan tỏa. Anh Quốc là quốc gia có nền công nghiệp chế biến và thương mại gỗ chế biến và phát triển rất sớm và Anh Quốc vào cửa ngõ vào EU, thậm chí là vào phần còn lại của thế giới. Cho nên một khi chúng ta đã đưa được sản phẩm vào thị trường Anh quốc thì chúng ta cũng đã chứng tỏ được năng lực của mình và không có lý gì chúng ta không thể đưa được sản phẩm vào phần còn lại của thế giới.
(Ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam)
Tuy nhiên, thách thức phát triển thị trường, thương hiệu tại Anh của ngành gỗ Việt Nam đang rất lớn khi Anh ban bố dự luật về chống mất rừng và suy thoái rừng, thưa ông?
Như chúng ta biết, Anh là một quốc gia có ngành công nghiệp gỗ phát triển rất sớm cho nên thường họ soi xét rất kĩ khi đưa ra quyết định mau một sản phẩm gỗ chúng ta xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, Anh là quốc gia đặc biệt quan tâm đến những vấn đề liên quan đến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn rừng và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy đã rời khỏi EU, nhưng mối quan tâm của Anh với những sáng kiến, những quá trình toàn cầu liên quan đến bảo vệ môi trường có lẽ là không chấm dứt, thậm chí là còn có thể tăng cường hơn nữa.
Đáng chú, gần đây EU thông qua quy định về chống mất rừng và suy thoái rừng, dù UK không phải thành viên của EU và không có nghĩa vụ thực hiện những quy định, hiệp định mới này, song tôi nghĩ rằng họ sẽ đeo đuổi những quy định mà các văn bản pháp quy này đặt ra. Do đó, khi xuất khẩu gỗ vào thị trường EU ngoài yếu tố về chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề liên quan đến gỗ hợp pháp để đảm bảo nguyên liệu gỗ mà chúng ta chế biến ra để xuất khẩu vào thị trường Anh phải là sản phẩm được khai thác hợp pháp.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tuân thủ một loạt quy định khác như quy định về giảm phát thải khí nhà kính, quy định giảm CO2 và các quy định về sản xuất xanh, thương mại xanh. Cho nên thách thức của chúng ta có rất nhiều nhưng tôi cũng hoàn toàn tin tưởng rằng các doanh nghiệp Việt Nam với năng lực thực tế đã được khẳng định trên thương trường trong gần 20 năm nay. Hơn thế, với sự có mặt cảu sản phẩm gỗ của chúng ta tại rất nhiều quốc gia khó tính trong đó có Anh, thì những câu chuyện liên quan đến rào cản về môi trường, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thương mại xanh đối với nhóm sản phẩm gỗ chúng ta có thể có năng lực vượt qua được.
Liên quan đến vấn đề xây dựng thương hiệu để gia tăng thị phần trên thị trường Anh, theo ông ngành gỗ cần có giải pháp nào?
Hiện nay trong xây dựng thương hiệu ngành gỗ đang có hai khó khăn. Thứ nhất, hầu hết doanh nghiệp cả chúng ta đều sản xuất theo kiều gia công theo các đơn hàng, mẫu mã từ khách hàng nước ngoài, chúng ta chưa chủ động tung ra những mẫu mã, thiết kế mang giá trị văn hóa Việt. Trong khi, chi phí chúng ta bỏ ra để có bản quyền sản xuất cái ghế, bàn còn cao hơn so vơi lợi nhuận được hưởng từ sản phẩm đó.
Thứ hai là năng lực xúc tiến thương mại của chúng ta còn hạn chế cả ở tầm quốc gia lẫ hiệp hội, doanh nghiệp. Vì năng lực xúc tiến thương mại còn hạn chế như vậy nên chúng ta vẫn chưa có được thương hiệu quốc gia với sản phẩm gỗ Việt, chưa có được thương hiệu đối với từng doanh nghiệp cũng như từng sản phẩm. Cũng vì năng lực xúc tiến thương mại còn yếu kém nên thường chúng ta thụ động, chờ đợi khách hàng đến và họ đưa mẫu mã đề nghị chúng ta gia công, chúng ta chưa chủ động nghiên cứu, tiếp cận từng đối tượng khách hàng và có được sản phẩm make in VietNam.
Từ thực tế đó, chúng ta cần tăng cường năng lực xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu của Việt Nam. Tuy nhiên, không thể giải quyết một sớm một chiều mà cần sự vào cuộc của các Bộ, ngành, doanh nghiệp. Trong những năm gần đây chúng tôi ghi nhận các cơ quan bộ, ví dụ, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương rất nỗ lực tổ chức các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp với doanh nghiệp, diễn đàn, cuộc trao đổi với các cơ quan đại diện nước ngoài, các hội chợ hoành tráng, quy mô lớn thu hút khách hàng đến Việt Nam, có giao lưu với doanh nghiệp Việt Nam.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nâm cũng đang đặc biệt chú ý đến việc tăng cường năng lực thương mại, chủ động tổ chức các hội chợ lớn. Bởi, một năm hiện nay chúng ta có khá nhiều hội chợ về sản phẩm gỗ xuất khẩu về máy móc và công nghệ chế biến gỗ để các nhà sản xuất Việt Nam có thể tiếp cận được với khách hàng, công nghệ, thhiết bị và có giao lưu trao đổi trực tiếp với người mua.
Đối với doanh nghiệp, chúng tôi thấy rằng các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đào tạo nhân lực, nguồn lực có đam mê, tài năng để chủ động hơn trong việc thiết kế mẫu mã và xây dựng thương hiệu. Nếu chúng ta cứ chấp nhận làm ăn như hiện nay, khộng có những chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển theo chiều sâu thì sẽ gây thiệt thòi cho sản phẩm tại thị trường Anh cũng như sức lực, chi phí bỏ ra.
Vì vậy, đồng thời với việc đầu tư sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường, khi có có được đơn hàng nước ngoài cần tăng cường cải thiện quản trị doanh nghiệp, tăng cường năng lực tiếp thị, xúc tiến thương mại và quan tâm đến xây dựng thương hiệu lâu dài nếu muốn phần lợi ích được hưởng trong từng sản phẩm tương xứng với công sức thì cần đầu tư những yếu tố đó. Có thể đó là gí trị vô hình nhưng rất quan trọng cho chúng ta về lâu dài.
Trong thời gian tới, các Bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp cần có sự liên kết tốt hơn để chúng ta thực sự phát đi một thông điệp thực sự mạnh mẽ là chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ của thị trường Việt Nam đến thế giới trong đó có thị trường Anh là một chuỗi cung ứng rất minh bạchl đảm bảo tuân thủ đầy đủ pháp luật của Việt Nam cũng như những cam kết quốc tế chúng ta đã ký kết.