Theo một số nguồn tin không chính thức, Luật sửa đổi Luật về Sáng chế 2013 của Niu Di-lân (Luật 2013) được Quốc hội thông qua tháng 8/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 13/9/2014.
Luật này hiện đang gây tranh cãi bởi có mâu thuẫn với hai đề nghị của Hoa Kỳ trong Chương Sở hữu trí tuệ, Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cụ thể là (i) các nước cho phép gia hạn bằng sáng chế dược phẩm để bù lại thời gian sự chậm trễ trong việc phê duyệt, và (ii) cho phép cấp bằng sáng chế cho một số quy trình y tế.
Về việc gia hạn bằng sáng chế, Luật 2013 về căn bản giữ nguyên hiện trạng như Luật về Sáng chế năm 1953, không quy định bất kỳ điều gì liên quan đến việc gia hạn bằng sáng chế, cũng như không có bất kỳ tham chiếu nào tới vấn đề này.
Về các quy trình y tế, Luật 2013, có phần quy định các phương pháp phẫu thuật, điều trị và chuẩn đối với người là loại khỏi phạm vi điều chỉnh của bảo hộ độc quyền sáng chế, trong khi Luật 1953 không đề cập tới, Cụ thể quy định:“Phát minh về phương pháp điều trị cho người bằng phẫu thuật hay trị liệu không phải là phát minh được bảo hộ”, “Một phát minh đối với phương pháp chuẩn đoán áp dụng cho con người không phải là một phát minh được bảo hộ”.Trong khi đó, trong Chương Sở hữu trí tuệ, Hiệp định TPP, đề xuất mới nhất của Hoa Kỳ yêu cầu các nước tham gia cho phép cấp bằng sáng chế đối với các phương pháp chuẩn đoán hay trị liệu nếu như các hoạt động này được thực hiện bằng máy. Như vậy, đề xuất của Hoa Kỳ có phạm vi rộng hơn về phạm vi bảo hộ sáng chế, cụ thể “các phương pháp chuẩn đoán, điều trị và phẫu thuật áp dụng với người hay động vật…nếu chúng bao gồm những phương pháp có sử dụng máy móc, chế tạo hay có sự kết hợp”. Đề xuất này là Mỹ đã thu hẹp bớt phạm vi kể từ đề xuất gốc từ năm 2011 yêu cầu các nước TPP cấp bằng độc quyền sáng chế cho "phương pháp chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật để điều trị của con người và động vật”. Hoa kỳ trước đây khôngđưa các quy định về sáng chế phần mềm trong các hiệp định tư do thương mại, và không rõ là Hoa Kỳ có ủng hộ đề xuất của Mexico trong TPP hay không.
Niu Di-lân là một trong chín nước tham gia đàm phán phản đối yêu cầu của Hoa Kỳ về ngôn từ sử dụng trong Chương Sở hữu trí tuệ, trong đó có quy định việc gia hạn bằng sáng chế, và các nước TPP hiện vẫn còn đang phân vân về việc có nên đưa ngôn từ này vào hay không trong việc giải quyết các vấn đề về sở hữu trí tuệ dược phẩm[1]. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết Luật mới 2013 có thể củng cố vị thế đàm phán củ a Niu Di-lân bởi chúng là lời tuyên bố rõ ràng về chính sách đối nội và các vấn đề chính trị nhạy cảm khác trong bản cập nhật đầu tiên của Luật về Sáng chế từ năm 1953.
Cũng theo các nguồn tin không chính thức, cònmột lĩnh vực khác mà Luật mới 2013 còn liên quan tới các vòng đàm phán TPP là trong lĩnh vực sáng chế phần mềm. Cụ thể, Luật cho phép cấp bằng sáng chế cho phần mềm dành cho mục đích đặc biệt thiết kế dành cho các thiết bị khác ngoài máy vi tính,. Điều này cũng gây mâu thuẫn với đề xuất của Mexico và Hoa Kỳ, yêu cầu các nước TPP cấp các bằng sáng chế cho tất các loại phần mềm[2]. Tuy nhiên, đã dấy lên chỉ trích trong nước của Niu Di-lân về việc các điều khoản trong Luật về Sáng chế phần mềm là một sự nhượng bộ linh hoạt của Niu Di-lân đối với Hoa Kỳ trong các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong TPP. Những chỉ trích này cho thấy so với bản dự thảo Luật về Sáng chế từ năm 2010 khi đó là cấm tất cả các loại sáng chế phần mềm. Như vậy đã có sự thay đối lớn so với nguyên trạng, theo đó tất cả các phần mềm có khả năng được cấp bằng sáng chế tại Niu Di-lân mặc dù luật 1953 không đề cập.
Đối với những tranh cãi trên, Bộ trưởng Thương mại Craig Foss khi đề xuất sửa đổi dự thảo Luật vào tháng 5/2013 đã chỉ rõ do loại trừ phần mềm chương trình máy tính khỏi phạm vi các phát minh được cấp bằng sáng chế cho nên phần mềm dùng cho mục đích đặc biệt được thết kế cho các thiết bị khác ngoài máy tính như các thiết bị, ô tô và các hệ thống khác lại được coi là các sáng chế được bảo hộ.
Các nguồn tin cũng khác nhau cũng cho thấy lý do Niu Di-lân có những điều chỉnh về Luật 2013, trong đó có ý kiến cho rằng: việc thu hẹp phạm vi loại trừ là một sự “nhượng bộ” đối với Hoa Kỳ; hay là để đối phó với phản ứng quyết liệt của công chúng Niu Di-lân đối với giới phát triển phần mềm, những người ủng hộ bằng sáng chế phần mềm… Tuy nhiên, trên ba khía cạnh chính liên quan tới thương mại của Luật về Sáng chế 2013, thì khả năng cấp bằng sáng chế đối với phần mềm là có khả năng để đàm phán nhất và nếu Niu Di-lân đưa ra một số nhượng bộ trong lĩnh vực này thì sẽ gây ra ít sự chú ý của công chúng hơn là những nhượng bộ liên quan tới việc gia hạn bằng sáng chế và các quy trình y tế bởi phải đối diện với phản ứng dữ dội tại Niu Di-lân do nó có thể đẩy cao chi phí y tế.
Ngoài ra, Niu Di-lân sẵn sàng đưa ra sự linh hoạt đối với các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong TPP để đổi lấy việc được phép tiếp cận thị trường nông nghiệp Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhất là áp lực lớn từ hãng Fonterra, một trong những hợp tác xã sữa hàng đầu thế giới, trong việc tìm kiếm tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nếu TPP đòi hỏi một sự thay đổi Luật về Sáng chế, Quốc hội sẽ phải đưa ra và cuối cùng là thông qua sửa đổi Luật một phần dự thảo để thực hiện TPP thì đúng hơn./.
[1] theo thông tin của Inside U.S Trade.
[2] Theo bản rò rỉ, Văn bản Hiệp định TPP, hồi tháng 11/2013, Mexico đã đề xuất đưa “phần mềm” vào phạm vi quy định về bằng sáng chế. Liên đoàn Doanh nghiệp Hoa Kỳ về TPP cũng đã đưa ra đề xuất tương tự trong một bản dự thảo năm 2010.
Thương vụ Việt Nam tổng hợp từ Inside US Trade