Bắt đầu từ tháng 4, các công ty nhập khẩu trái cây Việt Nam cần cung cấp “Thông tin chất lượng sản phẩm và bao bì có thông tin truy xuất nguồn gốc” khi họ xin giấy phép nhập khẩu tại Văn phòng Xuất nhập khẩu Quảng Tây về Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch.
(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)
Trong thực tế, có nghĩa là các công ty này sẽ phải liệt kê bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh thông tin tên sản phẩm, nơi sản xuất và tên, mã xưởng đóng gói. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này sẽ phải thêm bar-code, QR-code và nhãn hiệu (tem) để hỗ trợ kiểm tra.
Tổng Cục Kiểm tra chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch của Trung Quốc đã xem xét và phê duyệt 4 thêm cảng được chỉ định nhập khẩu trái cây trong năm 2017. Quảng Tây là một trong 7 cảng được phép nhập khẩu trái cây. Quảng Tây cũng là cảng mà các loại quả thanh long, nhãn và măng cụt của Việt Nam thuộc danh sách các loại trái cây mà công ty nhập khẩu được hưởng vốn vay ưu đãi.
Một đại diện của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu và Nhập khẩu Trái cây ASEAN (Pingxiang) cho biết nhu cầu hàng năm nhập khẩu trái cây nhập khẩu của Trung Quốc rất lớn. Gần 50% lượng trái cây nhập khẩu của Trung Quốc đổ vào nước này thông qua thành phố Bình Hương (Pingxiang City)
Do nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc và nhờ lợi thế về vị trí địa lý, hàng năm Việt Nam xuất khẩu lượng lớn trái cây rau quả qua nước này, kim ngạch xuất khẩu rau trái của Việt Nam năm 2017 đạt gần 3.5 tỷ USD trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tới 75.6% tổng kim ngạch. Dự báo nhu cầu tại thị trường này vẫn sẽ tiếp tục tăng cao, nhưng động thái siết chặt kiểm soát chất lượng của Trung Quốc buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chuẩn bị, sản xuất đi vào chuyên nghiệp hơn nếu muốn phát triển tại thị trường này bền vững.