Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch XNK hai nước đạt khoảng 5,3 tỷ USD (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó xuất khẩu hàng hóa sang UAE đạt khoảng 4,8 tỷ USD (tăng 4,4%), nhập khẩu đạt xấp xỉ 528 triệu USD (tăng 27,2%).
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch XNK hai nước đạt khoảng 5,3 tỷ USD (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó xuất khẩu hàng hóa sang UAE đạt khoảng 4,8 tỷ USD (tăng 4,4%), nhập khẩu đạt xấp xỉ 528 triệu USD (tăng 27,2%).
Về cơ cấu hàng hoá Xuất khẩu:
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường UAE những mặt hàng chủ yếu bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; phương tiện vận tải; hàng dệt may; các mặt hàng nông, lâm, thủy sản;… Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng xuất khẩu sang UAE với gần 3,7 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng này chiếm tới 77% tổng trị giá xuất khẩu.
Nếu không tính mặt hàng điện thoại di động thì tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE trong 11 tháng đầu năm 2017 đạt 1,1 tỷ USD, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá đạt 272 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu sang UAE.
Một số mặt hàng xuất khẩu sang UAE 11 tháng năm 2017
Đơn vị tính: triệu USD
Mặt hàng |
11T/2017 |
11T/2016 |
Tăng/giảm (%) |
Điện thoại các loại và linh kiện |
3.693 |
3.593 |
+ 2,8 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
272 |
257 |
+ 5,8 |
Giày dép các loại |
113 |
111,4 |
+ 1,5 |
Hàng dệt may |
81,2 |
99,2 |
- 18,2 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
72,3 |
65 |
+ 11,2 |
Hạt tiêu |
60,5 |
91 |
- 3,5 |
Hàng thuỷ sản |
41,7 |
46,7 |
- 10,7 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
39,4 |
13,6 |
+ 189,7 |
Hàng rau quả |
32,1 |
20,4 |
+ 57 |
Hạt điều |
27,4 |
24,4 |
+ 12,3 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
26 |
18,5 |
+ 40,5 |
Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù |
23,7 |
32,2 |
- 26,4 |
Tổng |
4.745 |
4.628 |
+ 4,4% |
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam
Các mặt hàng nông sản như hạt tiêu, hồi, quế, thuỷ sản... xuất khẩu giảm do bị cạnh tranh gay gắt bởi giá với các đối thủ cạnh tranh và sự sụt giảm trong nhu cầu nhập khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác sang thị trường UAE vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá như giày dép (đạt 113 triệu USD tăng 1,5%), hạt điều (đạt 27,4 triệu USD tăng 12,3%), gỗ và sản phẩm từ gỗ (đạt 26 triệu USD, tăng 40,5%),...
Đối với mặt hàng rau và trái cây tươi, với sự chấp nhận của thị trường đối với hàng Việt Nam về chất lượng, hương vị và giá cả, mặt hàng này có mức tăng tốt đạt trên 32,1 triệu USD, tăng 57%, trong thời gian tới giá trị xuất khẩu dự báo sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn.
Cơ cấu hàng hoá Nhập khẩu của Việt Nam từ UAE
Khí đốt hóa lỏng tăng trưởng gần gấp 3 lần cùng kỳ năm 2016, trở thành mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của VIệt Nam từ UAE, đạt xấp xỉ 189 triệu USD. Điều này đã giúp cho tổng kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng mặc dù cũng khá nhiều mặt hàng có dấu hiệu giảm sút như chất dẻo nguyên liệu (giảm 17,5%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (giảm 1,7%), đá quý, kim loại quý và sản phẩm (giảm 44,7%)…
Một số mặt hàng nhập khẩu của Việt nam từ UAE 11 tháng năm 2017
Đơn vị tính: triệu USD
Mặt hàng |
11T/2017 |
11T/2016 |
Tăng/Giảm (%) |
Khí đốt hóa lỏng |
188,8 |
51,6 |
+ 265,9 |
Chất dẻo nguyên liệu |
123,6 |
149,8 |
- 17,5 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
69,8 |
71 |
- 1,7% |
Kim loại thường khác |
51,8 |
37,9 |
+ 36,7 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
25,6 |
46,3 |
- 44,7 |
Quặng và khoáng sản khác |
13 |
7,5 |
+ 73,3 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ |
11,4 |
11,6 |
- 1,7% |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
1,7 |
3,3 |
- 48,5 |
Tổng |
528 |
415 |
+ 27,2 |
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhiên liệu, sản phẩm hóa dầu và nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước gồm chất dẻo nguyên liệu, khí đốt, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị phụ tùng, kim loại thường, hoá chất, nguyên phụ liệu dệt may da, sản phẩm hoá chất, cao su…
Đánh giá chung về tình hình giao thương giữa hai nước trong thời gian qua:
Sau nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mặt hàng trái cây tươi (chanh không hạt, thanh long, gạo, ổi…) đã có chuyển biến rất tốt tại thị trường này, mặt hàng này đã xâm nhập được vào một số hệ thống siêu thị tại UAE và người tiêu dùng bắt đầu chấp nhận và tiêu thụ trái cây tươi của Việt Nam. Ngoài ra, thủy hải sản và thực phẩm chế biến, trong đó có chè và cà phê, bánh kẹo các loại – là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam - cũng được tiêu thụ mạnh tại thị trường này.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải là vấn đề về thương hiệu sản phẩm. Các mặt hàng nêu trên đều có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, nhưng lại được đóng bao, dán mác dưới tên công ty của Thái Lan, Ấn Độ hoặc các quốc gia khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường này.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh giá dầu xuống thấp trong thời gian dài đã bắt đầu gây ảnh hưởng tới nền kinh tế UAE, khiến nhu cầu nhập khẩu của nước này suy giảm, chính phủ UAE đã cho triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm chi tiêu công, nghiên cứu áp dụng một số loại phí, loại thuế mới như VAT… nhằm bổ sung nguồn thu ngân sách. Những yếu tố này phần nào đã tác động tiêu cực tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang UAE trong thời gian gần đây.
Đồng thời, tình trạng tranh chấp thương mại, gian lận thương mại, lừa đảo… xảy ra thường xuyên đối với các doanh nghiệp hai nước thời gian qua. Trong đó chủ yếu là khiếu nại về chất lượng hàng hoá, nhận đặt cọc không chuyển hàng, giao dịch với công ty không có thật, hacker xâm nhập email giao dịch để lừa đảo chuyển tiền đến tài khoản hacker… Rất nhiều lô hàng trị giá lớn tuy nhiên khi giao dịch, doanh nghiệp tự trực tiếp làm với đối tác, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây khó khăn lớn trong việc xử lý, khiếu nại, thu hồi. Tình trạng này đã gây tâm lý e ngại và lo lắng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn kinh doanh với thị trường này.
Mặc dù đã có những cảnh báo trên các phương tiện báo chí, tuy nhiên số vụ việc ngày càng tăng. Vì vậy, các Doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo nên liên hệ với Thương vụ trước khi tiến hành ký kết hợp đồng để hỗ trợ xác minh pháp nhân doanh nghiệp và có những tác động kịp thời, hạn chế các vụ việc trên xảy ra.