| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Nhu cầu về thực phẩm tiện lợi tăng cao làm tăng giá trị gia tăng trong xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ

Các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đang giới thiệu nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm tiện lợi ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, sau khi dịch COVID-19 bùng phát.

Thị trường bán lẻ các sản phẩm tiện lợi đang bùng nổ khi một bộ phận lớn người dân vẫn lo ngại đi ăn nhà hàng và dịch vụ ăn uống vẫn chưa trở lại mức bình thường. Kể từ khi nhu cầu tiêu dùng tại nhà trở nên phổ biến, người tiêu dùng đang mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn hơn.

Theo dữ liệu được công bố bởi Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Thủy sản Ấn Độ (MPEDA), trước khi dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, giá trị gia tăng trong tổng xuất khẩu thủy sản hàng năm của Ấn Độ duy trì ở mức khoảng 6-7%. Tuy nhiên, kể từ sau khi dịch bệnh bùng phát, trong vài năm trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên khoảng 10%. Ấn Độ đã xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trị giá 5,96 tỷ USD trong năm tài chính 2020-21 và mục tiêu cả năm đạt mức 7 tỷ USD.

Ông Anwar Hashim, Giám đốc điều hành Abad Fisher cho biết “Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản trong thời gian dịch bệnh tăng nhanh và đa dạng hơn. Do đó, thay vì các gói số lượng lớn, chúng tôi đã sản xuất những gói cá phi lê, và các sản phẩm chế biến sẵn để chiên hoặc hấp với kích thước nhỏ, thuận tiện hơn cho người tiêu dùng như với các size như 500 gms, 250 gms, phù hợp cho các bữa ăn khác nhau”.

 Đại dịch đã buộc các nhà xuất khẩu phải tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng hơn, đòi hỏi đầu tư nhiều hơn trong việc phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới, tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng hơn.

Ông M Nagesh, giám đốc tài chính của Nekkanti Sea Foods Ltd cho biết “Chúng tôi có hợp đồng độc quyền với người mua ở Mỹ. Họ cung cấp cho chúng tôi các chương trình đào tạo và giúp chúng tôi nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm cần thiết để gia tăng giá trị, chẳng hạn như sản xuất bánh mì''.

Khối lượng tiêu dùng các sản phẩm giá trị gia tăng sẽ thấp hơn so với các sản phẩm thô. Vì vậy, giá trị cộng thêm vượt quá giới hạn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, mặc dù lợi nhuận sẽ nhiều hơn do các sản phẩm đặc biệt sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. Hiện tại, giá trị gia tăng của công ty từ xuất khẩu là khoảng 15%.

Do ảnh hưởng dịch bệnh, giá cước vận chuyển đã tăng gấp 4-5 lần đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhu cầu dự trữ ngày càng tăng cao nhiều hơn trong mùa đông mang tới cơ hội kinh doanh mới cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ. Ví dụ, sản phẩm tôm tẩm bột đã trở thành một mặt hàng hút khách ở Mỹ và Nhật Bản. Theo các nhà xuất khẩu, các loại đồ ăn sẵn như mì ống, nước sốt với tôm hoặc cá được tìm kiếm, tiêu thụ nhiều ở một số quốc gia. Cơn sốt đối với các sản phẩm giá trị gia tăng được mua từ các chuỗi bán lẻ và siêu thị đã giúp thúc đẩy các lô hàng sản phẩm Surimi từ Ấn Độ. Surimi là một loại bột nhão làm từ thịt cá được sử dụng để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng. Nó được sử dụng để bắt chước kết cấu và hương vị của các sản phẩm đắt tiền hơn như cua hoặc tôm hùm. Thanh cua là một sản phẩm Surimi phổ biến trên toàn thế giới. ảnh hưởng đến lợi nhuận, mặc dù lợi nhuận sẽ nhiều hơn do các sản phẩm đặc biệt sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. Hiện tại, giá trị gia tăng của công ty từ xuất khẩu là khoảng 15%.

Do ảnh hưởng dịch bệnh, giá cước vận chuyển đã tăng gấp 4-5 lần đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhu cầu dự trữ ngày càng tăng cao nhiều hơn trong mùa đông mang tới cơ hội kinh doanh mới cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ. Ví dụ, sản phẩm tôm tẩm bột đã trở thành một mặt hàng hút khách ở Mỹ và Nhật Bản. Theo các nhà xuất khẩu, các loại đồ ăn sẵn như mì ống, nước sốt với tôm hoặc cá được tìm kiếm, tiêu thụ nhiều ở một số quốc gia.

Cơn sốt đối với các sản phẩm giá trị gia tăng được mua từ các chuỗi bán lẻ và siêu thị đã giúp thúc đẩy các lô hàng sản phẩm Surimi từ Ấn Độ. Surimi là một loại bột nhão làm từ thịt cá được sử dụng để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng. Nó được sử dụng để bắt chước kết cấu và hương vị của các sản phẩm đắt tiền hơn như cua hoặc tôm hùm. Thanh cua là một sản phẩm Surimi phổ biến trên toàn thế giới.

Arjun Gadre, giám đốc Marketing của công ty Gadre Marine Export Pvt cho biết: “Xuất khẩu thanh cua của công ty này sang Mỹ đã tăng 20% do nguồn cung từ các nhà sản xuất địa phương trong nước đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch”. Được biết xuất khẩu Surimi của công ty Gadre Marine Export Pvt chiếm 40% tổng lượng Surimi xuất khẩu của Ấn Độ.

Việc tiêu thụ các sản phẩm từ Surimi cũng tăng lên ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc. Ông Satish Pandit, Giám đốc công ty Amal Sagar Seafoods Ltd., một nhà xuất khẩu Surimi lớn khác cho biết “Nguồn cung Surimi từ Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã cạn kiệt sau Covid-19 do thiếu nhân công. Nhưng Ấn Độ đã giải quyết được vấn đề về nguồn lao động bất chấp việc đóng cửa”.

Do cá tráp vây chỉ, loại cá chủ yếu được sử dụng ở Surimi, đã trở nên đắt đỏ sau khi sản lượng đánh bắt giảm mạnh, các nhà sản xuất đã tiến hành trộn Surimi từ thịt của cá đù, cá thằn lằn, cá hố.

Nội dung liên quan