| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu sang Bra-xin gặp nhiều khó khăn

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Bra-xin đạt 1.567,0 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Bra-xin giảm mạnh, chỉ đạt 591,3 triệu USD, giảm 23,9% so với cùng kỳ. Nhập khẩu từ Bra-xin đạt 975,7 triệu USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu sang Bra-xin gặp nhiều khó khăn

 

Tuy nhiên, theo các số liệu của Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Bra-xin công bố, thì kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Việt Nam chỉ khoảng trên 700 triệu USD, và nhập khẩu cũng khoảng trên 700 triệu USD. Chênh lệch so với số công bố của Việt Nam là do phía Bra-xin thống kê xuất khẩu theo giá FOB và nhập khẩu theo giá CIF. Cụ thể tổng kim ngạch và 10 mặt hàng có kim ngạch trao đổi hai chiều lớn nhất như sau:

Bảng 1: Nhập khẩu từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016

(Đơn vị tính: USD, %)

STT

Mặt hàng

Kim ngạch

Tỉ trọng

Tăng trưởng

1

Điện thoại di động và linh kiện

  256.169.173

35,24

-20,51

2

Bo mạch điện tử

    48.692.805

6,70

304,89

3

Giầy dép các loại

    36.273.258

4,99

-51,31

4

Thủy sản

    33.238.558

4,57

100,55

5

Nguyên phụ liệu dệt may, giầy da

    29.097.118

4,00

-12,50

6

Thiết bị vi xử lý, bán dẫn

    26.132.950

3,60

22,66

7

Bảng mạch, thiết bị truyền tải

    13.840.877

1,90

-81,58

8

Phụ liệu bằng nhựa cho ngành giầy dép

    13.646.261

1,88

-33,42

9

Đồ điện và thiết bị điện tử

    13.515.633

1,86

-27,01

10

Phile cá đông lạnh khác

    11.374.037

1,56

75,98

 

Hàng hóa khác

  244.916.292

  33,69

 

 

Tổng cộng

  726.896.962

100,00

-22,47

Nguồn: Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Bra-xin

Bảng 2: Xuất khẩu sang Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016

(Đơn vị tính: USD, %)

STT

Mặt hàng

Kim ngạch

Tỉ trọng

Tăng trưởng

1

Ngô

  261.915.006

34,09

3,23

2

Đậu tương

  108.293.286

14,09

-1,77

3

Xơ, sợi thô nguyên liệu ngành dệt

    52.553.943

6,84

28,99

4

Lúa mỳ

    35.120.778

4,57

-26,97

5

Da các loại

    28.208.117

3,67

50,44

6

Nguyên liệu thuốc lá

    25.956.111

3,38

38,45

7

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

    24.455.982

3,18

-73,22

8

Bột viên đậu nành

    20.233.845

2,63

-40,20

9

Nguyên phụ liệu giầy da

    16.636.320

2,17

-57,24

10

Bột viên từ hạt lạc

    15.113.746

1,97

 

 

Hàng hóa khác

  179.922.051

23,41

 

 

Tổng cộng

  768.409.185

100,00

-4,64

Nguồn: Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Bra-xin

Số liệu của cả hai bên cho thấy, trao đổi thương mại hai chiều bị ảnh hưởng lớn từ suy thoái kinh tế của Bra-xin, đặc biệt là ảnh hướng lớn đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào Bra-xin.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Bra-xin giảm có nguyên nhân là do Bra-xin đang chịu suy thoái kinh tế nghiêm trọng, giảm nhu cầu nhập khẩu, đồng nội tệ tăng giá tác động mạnh tới giá cả nhập khẩu. Dự báo, trong những tháng cuối năm, cùng với đà suy thoái kinh tế tại Bra-xin có dấu hiệu chững lại, đồng bản tệ tăng giá so với đồng USD, xuất khẩu của Việt Nam có khả năng tăng trở lại. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Bra-xin có thể bị ảnh hưởng do giá cả các loại nông sản tăng, vụ mùa gặp khó khăn như đã nói ở trên. Thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Bra-xin có thể được kéo xuống.

Về cơ cấu các mặt hàng trao đổi song phương, về tổng lượng cho thấy sự tương đối cân bằng giữa sản phẩm cơ bản (nông sản) và sản phẩm chế biến, chế tạo.

Cơ cấu hàng hóa cũng cho thấy tính bổ sung cao của hai nền kinh tế, Bra-xin chủ yếu xuất khẩu các loại hàng hóa cơ bản (tỉ trọng chiếm 84% xuất khẩu của Bra-xin sang Việt Nam). Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hàng hóa chế biến, chế tạo (chiếm 92% nhập khẩu của Bra-xin từ Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2016). Điều này cho thấy tiềm năng trao đổi thương mại giữa hai nước còn rất lớn vì mỗi nước đều có thế tận dụng tốt năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực có thế mạnh.

Một số vấn đề đặt ra

Như phân tích ở trên, suy thoái kinh tế của Bra-xin, đặc biệt là các khó khăn của các doanh nghiệp nhập khẩu đã làm ảnh hưởng rất lớn trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam – Bra-xin trong 6 tháng đầu năm 2016.

Theo số liệu của phía Bra-xin thì cán cân thương mại giữa hai nước là tương đối cân bằng, tuy nhiên, gần đây xu hướng Việt Nam tăng cường nhập khẩu các nguyên liệu nông sản từ Bra-xin với giá trị kim ngạch ngày càng lớn. Trong khi đó, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng hóa chế biến, hàng điện tử gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu làm cho cán cân thương mại ngày càng nghiêng về phía Bra-xin.

Tỉ trọng hàng sơ chế trong trao đổi thương mại song phương vẫn còn ở mức rất thấp, chỉ chiếm gần 6% tổng kim ngạch cho thấy tình hình đầu tư, hợp tác sản xuất công nghiệp giữa hai nước còn ở mức rất hạn chế.

Suy thoái kinh tế tại Bra-xin vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, đồng nội tệ chưa co dấu hiệu phục hồi rõ nét, Chính phủ Bra-xin tăng cường các biện pháp thu thuế và phí đặc biệt là nhằm vào các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa làm cho tính cạnh tranh cua các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam ngày càng giảm. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Bra-xin có thể ngày càng lớn hơn.

Bra-xin hiện cũng đang tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại đặc biệt là các biện pháp chống bán phá giá, thuế tự vệ nên có nhiều biện pháp khắt khe hơn trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa cũng như các biện pháp kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ hơn. Trong thời gian tới, một số biện pháp kỹ thuật và rào cản có thể được nước này áp dụng làm cho khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Bra-xin sẽ khó khăn hơn.

Thương vụ Việt Nam tại Brazil

Nội dung liên quan