| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ca-ta tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Năm 2012, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ca-ta tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 252 triệu USD (tăng 30,6% so với năm 2011). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-ta đạt gần 18,5 triệu USD (tăng 6,8% so với năm 2011) và nhập khẩu đạt 233,5 triệu USD (tăng 30,9% so với năm 2011).

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang thị trường này có mức tăng trưởng khá năm vừa qua. Riêng mặt hàng mây tre, cói và thảm có sự tăng trưởng đột biến, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 129.753 USD (tăng gấp 17 lần so với năm 2011). Đây là mặt hàng quan trọng trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra một số mặt hàng xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng năm vừa qua như sản phẩm từ gỗ tăng 53% so với năm 2011; sản phẩm từ sắt thép tăng 56%; thủy sản tăng 12%;  Tuy nhiên một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có sự suy giảm như mặt hàng máy móc thiết bị giảm 91% so với năm 2011; gạo giảm 70%; hạt điều giảm 56%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc giảm 35%; hàng rau quả giảm 32%. Ngoài ra một số mặt hàng không duy trì được như năm 2011 như cấu kiện nhà lắp ghép, cơm dừa sấy khô, cà phê, sản phẩm gốm sứ.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-ta năm 2012

            Đơn vị: USD

STT

Tên hàng

Năm 2011

Năm 2012

Tăng giảm

2011-2012

(%)

1

Hàng hoá khác

2.579.759

4.992.377

94

2

Hàng thủy sản

4.382.778

4.919.853

12

3

Tàu thuyền các loại

 

3.347.140

 

4

Sản phẩm từ gỗ

808.422

1.561.009

93

5

Dây điện & dây cáp điện

675.341

709.688

5

6

Hàng rau quả

811.267

550.904

-32

7

Linhkiện ô tô 9 chỗ trở xuống

 

530.261

 

8

Gạo

1.622.070

478.640

-70

9

Hạt điều

616.610

272.308

-56

10

Sản phẩm sắt thép

139.088

217.061

56

11

Sản phẩm từ cao su

147.848

159.825

8

12

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

1.579.895

144.870

-91

13

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

215.796

140.777

-35

14

Sản phẩm từ chất dẻo

236.195

137.060

-42

15

Sản phẩm mây tre, cói và thảm

7.279

129.753

1.683

16

Sản phẩm gốm, sứ

121.543

102.743

-15

17

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

100.500

 

 

……….

3.380.143

0

 

 

Tổng số

17.318.034

18.494.768

6,8

     Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Năm 2012, nhập khẩu của Việt Nam từ Ca-ta có mức tăng trưởng khá so với năm 2011. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam vẫn là khí đốt hóa lỏng tăng 33% so với năm 2011, sản phẩm hóa chất tăng 80%, kim loại thường tăng 78%, chất dẻo nguyên liệu tăng 16%…Các mặt hàng này chủ yếu là nguyên liệu phuc vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước. Ngoài ra một số mặt hàng giảm so với năm 2011 như máy móc, thiết bị dụng cụ và  phụ tùng giảm 98%, hóa chất giảm 62%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 39%.

 

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Ca-ta năm 2012.

           Đơn vị: USD

STT

Tên hàng

2011

2012

Tăng-giảm

2011-2012

(%)

1

Khí đốt hóa lỏng

100.411.099

133.716.445

33

2

Chất dẻo nguyên liệu

43.429.189

50.172.488

16

3

Quặng và khoáng sản khác

0

21.406.794

 

4

Kim loại thường

8.371.468

14.900.617

78

5

Sản phẩm hóa chất

5.683.521

10.243.140

80

6

Hóa chất

5.923.158

2.254.323

-62

7

Sản phẩm từ dầu mỏ khác

154.174

514.830

234

8

Hàng hóa khác

3.625

185.937

5.029

9

Sản phẩm từ sát thép

0

81.000

 

10

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

38.813

23.625

-39

11

Máy móc, thiết bị dụng cụ và  phụ tùng

393.366

7.000

-98

 

……..

13.977.186

0

 

 

Tổng số

178.385.599

233.506.108

30,9

    Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Những năm gần đây, Ca-ta nổi lên là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực. GDP năm 2012 của nước này đạt 184,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá hối đoái). Thu nhập tính theo đầu người của Ca-ta năm 2012 là 106.000 USD (cao hàng đầu thế giới theo đánh giá của Học viện tài chính quốc tế IIF).Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của Ca-ta đạt 23,49 tỷ USD và xuất khẩu đạt 117,7 tỷ USD (nguồn www.cia.gov). Hàng năm Ca-ta vẫn phải nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng nhu yếu phẩm để phục vụ cho nhu cầu dân sinh trong nước. Các mặt hàng Ca-ta có nhu cầu nhập khẩu cũng là các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như hàng nông, lâm sản, thủy hải sản, hàng công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ….Đây là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tham gia các hội trợ triển lãm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

 

                                                                                               Lê Linh

Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á

Nội dung liên quan