| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Đài Loan lạc quan tăng trưởng kinh tế trên 3% trong năm sau

Báo cáo cập nhật của Cơ quan quản lý Ngân Dài Loan (CBC) về kinh tế cho thấy, CBC hiện nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đài Loan trong năm 2024 lên 3,82%, cao hơn mức ước tính được đưa ra vào tháng 6 trước đó là 3,77%, do nhận định kinh tế Đài Loan dự kiến sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ trên toàn cầu đối với các công nghệ mới nổi.

(Nguồn: CBC)

Dự báo sửa đổi này gần hơn với ước tính của Cơ quan quản lý Ngân sách, Kế toán và Thống kê (DGBAS) trong tháng 8, khi đó DGBAS đưa ra dự báo GDP của Đài Loan sẽ tăng trưởng 3,90% vào năm 2024.

Theo CBC, kinh tế Đài Loan dự kiến ​​sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các công nghệ mới nổi như ứng dụng AI, thiết bị điện toán hiệu suất cao và sự ra mắt của các tiện ích điện tử tiêu dùng mới từ các thương hiệu quốc tế, cũng như sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng trong nửa cuối năm.

Ngoài xuất khẩu tốt, CBC cho biết kinh tế Đài Loan cũng được thúc đẩy nhờ sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng tư nhân. Tuy nhiên, do cơ sở so sánh tương đối cao so với cùng kỳ năm ngoái, CBC cho biết kinh tế Đài Loan sẽ tăng trưởng 1,99% trong nửa cuối năm nay sau mức tăng 5,83% trong nửa đầu năm.

Trong báo cáo cập nhật này, CBC cũng nâng dự báo tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ  mức tăng 2,12% trong tháng 6 lên 2,16%, trong khi hạ dự báo tăng trưởng CPI cơ bản (lõi), không bao gồm trái cây, rau quả và năng lượng xuống 1,94%, thấp hơn mức cảnh báo 2% do từ tháng 6, thời tiết xấu đã tác động tiêu cực đến nguồn cung nông sản và đẩy giá trái cây và rau quả lên cao buộc CBC nâng dự báo tăng trưởng CPI song CPI cơ bản (lõi) không tính trái cây và rau quả sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

Về triển vọng năm 2025, CBC cho biết xuất khẩu và đầu tư tư nhân năm 2025 dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng và với đà tăng trưởng tiêu dùng tư nhân, kinh tế Đài Loan dự kiến ​​sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 3,08%.

Theo CBC, kinh tế Đài Loan sẽ đối diện với một số nhân tố không chắc chắn, bao gồm tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, sự chia rẽ trong chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng trung ương Châu Âu bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất cũng như kết quả bầu cử tổng thống và sự leo thang xung đột ở Trung Đông.

Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc

Nội dung liên quan