Một số lưu ý về tiêu chuẩn đối với hàng hóa dịch vụ khi xuất khẩu vào Phần Lan.
1. An toàn thực phẩm
Vì thực phẩm là vấn đề rất quan trọng ở châu Âu nên nó được chi phối bởi nhiều quy định. Quy định khung mới nhất được các nước EU áp dụng và dẫn đến sự hài hòa hoàn toàn là Điều luật thực phẩm EC178/20027. Luật này nhằm bảo vệ, ở mức độ cao, sinh mạng và sức khỏe con người, và đúng mức đối với sự an toàn và sức khỏe động vật, thực vật và môi trường. Cách tiếp cận tổng hợp “từ trangtrại đến bàn-ăn” được xem là nguyên tắc chung cho chính sách an toàn thực phẩm của EU.
Pháp luật về thực phẩm liên tục thay đổi. Những yêu cầu về thực phẩm bao gồm chất gây ô nhiễm, mức dư lượng tối đa, điều kiện vệ sinh (Quy định vệ sinh thực phẩm của EU: EC852, 853 và 854/2004 và những nhãn mác, hay nhiều hơn nữa tùy theo loại hàng. Thí dụ, thực phẩm có nguồn gốc động vật phải được nuôi trong những cơ sở được EC công nhận, phải có chứng chỉ về sức khỏe, và phải được kiểm tra và thử trước khi nhập, và phải được phê duyệt trước khi bán. Thực phẩm được bán dưới dạng “hữu cơ” phải tuân thủ quy định của EU (EEC2092/91) và phải được cấp chứng chỉ bởi một tổ chức độc lập và được dán nhãn mác phù hợp. Những yêu cầu đặc biệt đối với việc xuất khẩu mặt hàng này từ các nước đang phát triển được đề cập trong Quy định của Hội Đồng EC1788/20018.
Một số mặt hàng thực phẩm nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa Phần Lan có thể chỉ được phép chứa một số chất phụ gia nếu được Bộ Thương mại và Công nghiệp Phần Lan chấp thuận.
2. Đánh giá hợp chuẩn
Đánh giá tính hợp chuẩn là một bước bắt buộc đối với các nhà sản xuất khi muốn buôn bán ở Châu Âu, trong đó có Phần Lan. Mục đích của việc đánh giá tính hợp chuẩn là để đảm bảo việc nhà sản xuất tuân thủ qui định của EU trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Luật sản phẩm của Châu Âu cho nhà sản xuất một số cơ hội chọn lựa liên quan đến công tác đánh giá tính hợp chuẩn, phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm khi sử dụng sản phẩm. Các chọn lựa này có thể là tự chứng nhận, kiểm tra theo chủng loại, hệ thống kiểm tra chẩt lượng sản xuất, và hệ thống bảo đảm chất lượng toàn diện.
Doanh nghiệp có thể truy cập danh sách các tổ chức đánh giá tính hợp chuẩn của các nước thành viên tại địa chỉ trực tuyến sau của Ủy ban Châu Âu http://Europa.eu.int/comm/enterprise/nando-is/home/index.cfm.
Để thúc đẩy quá trình chứng nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm cuối cùng, doanh nghiệp có thể tham gia các chương trình đánh giá tính hợp chuẩn tự nguyện. Hệ thống chứng nhận của CEN là Keymark, dấu CENCER, và Nhóm Hiệp định Tiêu chuẩn Châu Âu. CENELEC cũng có một chương trình riêng tại www.cenelec.org/Cenelec/Homepage.htm. Còn ETSI không cung cấp các dịch vụ đánh giá tính hợp chuẩn.
Nhà nhập khẩu phải có tài liệu chứng minh sự hợp chuẩn. Với những hàng rủi ro thấp, thường không có yêu cầu đặc biệt, chỉ cần Bản khai Hợp chuẩn của nhà cung cấp là đủ. Với hàng rủi ro cao, thuộc tính hàng hóa có thể phải được xác minh bằng kết quả kiểm định của phòng xét nghiệm hay kết quả kiểm tra hàng. Trong một số trường hợp (ví dụ hàng hữu cơ) cần có xác nhận độc lập. Yêu cầu chứng minh hợp chuẩn được đề cập trong nhiều chỉ thị và văn bản pháp luật khác của EU, nhưng những quy định thực tế ở mỗi nước có thể khác nhau. Khi cần kết quả và chứng chỉ kiểm định, chỉ những phòng thí nghiệm và tổ chức cấp chứng chỉ được EU công nhận sẽ được sử dụng. Chứng nhận được cấp bởi một tổ chức được quốc tế công nhận khẳng định khả năng của tổ chức có liên quan và nâng cao độ tin cậy của kết quả kiểm định và chứng chỉ của họ. Nếu các nhà chức trách châu Âu không chấp nhận tài liệu được trình, có thể cần thêm kiểm định và kiểm tra khi hàng đến châu Âu, dẫn đến chậm trễ và tốn kém thêm. Trong những trường hợp nhất định, EU có thể cử thanh tra đến nước xuất xứ.