Theo dữ liệu công bố bởi Văn phòng Kiểm soát tổng hợp tài khoản (CGA), thâm hụt tài khóa của Ấn Độ trong 7 tháng kể từ tháng 4 tới tháng 10/2021 ở mức 5,47 lakh crore (tương đương với 72,3 tỷ USD) chiếm 36,3% dự toán ngân sách năm 2021-2022.
Mức thâm hụt tài khóa này tốt hơn so với năm tài chính 2020-2021, do mức chi tiêu trong năm trước đã tăng 119,7% so với dự toán do tăng chi tiêu đối phó với dịch bệnh.
Trong năm tài chính hiện tại. Thâm hụt ở mức 6,4% GDP trong nửa đầu năm tài chính hiện tại, thấp hơn một chút so với mục tiêu cả năm là 6,8% GDP hay 15,06 Rs lakh crore (tương đương với 199,2 tỷ USD).
Dữ liệu của CGA cho thấy, trong khoảng thời gian từ tháng 4 tới tháng 10/2021, Chính phủ Ấn Độ đã thu 12,7 Rs lakh crore (tương đương với 168 tỷ USD) chiếm 64,7% tổng dự toán thu trong năm tài chính 2021-2022, trong đó bao gồm 10,53 Rs lakh crore (tương đương với 139 tỷ USD) doanh thu từ thuế, 2,06 Rs lakh crore (tương đương với 27,3 tỷ USD) doanh thu ngoài thuế và 19.722 Rs crore (tương đương với 2,6 tỷ USD) từ vốn không nợ. Trong khi đó, chính phủ đã chi 18,2 Rs lakh crore (tương ứng với 240 tỷ USD), chiếm 52,4% dự toán ngân sách chi năm tài chính 2021-2022.
Lợi nhuận thu được từ dầu mỏ đã góp phần vào việc tăng thu thuế của chính phủ. Thâm hụt tài chính có thể giảm vào tháng 11 khi chính phủ thông báo cắt giảm thành phần thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiên liệu vào đầu tháng 11.
Vivek Jalan, chuyên gia tư vấn Thuế cho biết khoản thu thuế GST theo ngân sách là gần 1 Rs lakh crore (tương đương với 13,2 tỷ USD) mỗi tháng và trong 7 tháng trong năm tài chính này, khoản thu thuế GST đã lên tới 8 Rs lakh crore (tương đương với 105 tỷ USD). "Việc tăng thuế suất GST đối với hàng dệt may, tấm pin mặt trời, giày dép, ngành công nghiệp rượu, vật liệu đóng…đã khiến doanh thu từ thuế GST.
Nhưng việc chính phủ Ấn Độ tiếp tục kéo dài chương trình thực phẩm miễn phí cho đến tháng 3 năm 2022, dự kiến sẽ tiêu tốn thêm 53.000 Rs crore (tương đương với 7 tỷ USD), nếu được đưa vào tính toán Ngân sách, có thể đặt ra một vấn đề về việc duy trì mục tiêu Ngân sách.
Chuyên gia kinh tế của CARE Ratings, Madan Sabnavis nhận xét, “Trong khi doanh thu đạt mức và các mục tiêu về doanh thu (trừ khoản thu từ đầu tư) đều đã đạt được, nhưng bên cạnh đó, chính phủ đang mở rộng chương trình trợ cấp thực phẩm miễn phí và thực hiện nhiều biện pháp cứu trợ khác ngoài dự toán ngân sách. Chính phủ cần bổ sung những nội dung này để có những điều chỉnh dự toán chi tiêu ngân sách cho phù hợp”.
Ông đánh giá “Có khả năng trượt giá ở mức khoảng 1% GDP, nếu tính thêm chi phí cứu trợ. Các khoản thu không phải là lớn để bù đắp cho gói cứu trợ. Ngoài ra, cũng cần tính tới những ảnh hưởng có thể xảy ra do sự xuất hiện của biến thể Omicron, tác động tiêu cực tới nền kinh tế Ấn Độ.