Trong 4 tháng năm 2021, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng cao su tự nhiên (mã HS 4001) của Thổ Nhĩ Kỳ có tiếp tục giữ xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020, tăng tới 46,5% đạt xấp xỉ 163,1 triệu USD về kim ngạch nhập khẩu.
Trong đó, cơ cấu xuất khẩu đối với mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ trong 1 tháng đầu 2021 không có nhiều thay đổi, Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt 63,4 triệu USD chiếm 38,9% thị phần. Tiếp đó, In-đô-nê-xi-a xếp thứ hai với hơn 46,6 triệu USD chiếm 28,6% thị phần.
Nhập khẩu cao su tự nhiên vào Thổ Nhĩ Kỳ 4 tháng đầu năm 2021
STT |
Tên nước |
Kim ngạch nhập khẩu (USD) |
Tốc độ tăng trưởng (%) |
Thị phần 4T/2021 (%) |
|
4T/2020 |
4T/2021 |
||||
1 |
Thái Lan |
38.067.052 |
63.400.474 |
66,5 |
38,9 |
2 |
In-đô-nê-xi-a |
42.869.490 |
46.612.112 |
8,7 |
28,6 |
3 |
Bờ biển Ngà |
6.286.200 |
19.836.807 |
215,6 |
12,2 |
4 |
Việt Nam |
15.062.588 |
19.347.339 |
28,4 |
11,9 |
5 |
Ma-lai-xi-a |
8.263.784 |
11.056.265 |
33,8 |
6,8 |
|
Tổng cộng |
111.346.068 |
163.122.100 |
46,5 |
|
Nguồn: Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ
Theo số liệu thống kê của TUIK, trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xếp vị trí thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su tự nhiên vào Thổ Nhĩ Kỳ, đạt hơn 19,3 triệu USD tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 11,9% thị phần xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy, các nhà nhập khẩu cao su của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã dần chú trọng hơn đến sản phẩm này của Việt Nam thay vì tập trung nhiều vào In-đô-nê-xi-a hay Thái Lan với nguyên nhân chính là do giá cả và chất lượng sản phẩm của cao su Việt Nam đang dần có ưu thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
Trong những tháng gần đây, nguồn cung cao su toàn cầu chuyển sang thiếu hụt do Trung Quốc liên tục tăng cường mua vào nhằm đẩy mạnh hồi phục sản xuất trong nước đã khiến giá cao su tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cao su Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Việc các doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc cũng có thể là thách thức đối với việc xuất khẩu cao su sang Thổ Nhĩ Kỳ, do độ ưu tiên khi lựa chọn giữa 2 thị trường xuất khẩu sẽ xuất hiện sự chênh lệch, đặc biệt trong giai đoạn này giá vận tải biển tiếp tục tăng cao và tình trạng khan hiếm công-ten-nơ liên tục diễn ra khiến cho sự lựa chọn này càng dễ bị nghiêng hơn về một hướng. Tuy vậy, kì vọng xu hướng xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ vững đà tăng trong thời gian tới, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.