| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Tìm hiểu hệ thống phân phối của Bénin

Tại Bénin, hoạt động phân phối dựa trên sự cùng tồn tại của kênh phân phối không chính thức kiểu truyền thống và kênh phân phối đang được hiện đại hoá.

Kênh phân phối truyền thống

Với kết cấu hình tháp, kênh này có đỉnh là các nhà nhập khẩu hoặc các nhà sản xuất lớn của địa phương và chân tháp là hệ thống những người bán lại (thường là bán hàng rong). Giữa đỉnh và chân tháp này, tuỳ theo từng lĩnh vực, số lượng người trung gian (bán buôn, nửa bán buôn, bán lẻ, bán nhỏ lẻ) có thể dao động từ 2 đến 10.

Hoạt động của phương thức phân phối truyền thống này do các chợ điều chỉnh. Đại đa số người Bénin lấy hàng và thoải mái mặc cả từ những nơi trao đổi như vậy.

Có giá sàn chung cho mỗi sản phẩm nhập khẩu do các nhóm bán hàng ấn định hàng ngày.

Đôi khi mang tính chuyên ngành hơn (như đồ gốm bán tại chợ Adjara, sản phẩm tươi sống ở Ouando, gạo ở Kraké), các chợ này cho phép lưu thông các sản phẩm trong nước và quốc tế trên toàn lãnh thổ: cá, muối, dầu cọ, hàng công nghiệp đến từ phía Nam; gia súc, ngũ cốc, các loại củ đến từ phía Bắc. Các chợ này còn phục vụ việc trao đổi thương mại trong tiểu vùng, đặc biệt với Nigiê và Nigiêria.

 

 

            Kênh phân phối hiện đại

            Cuộc cạnh tranh của thị trường không chính thức và việc chuyên môn hoá của một số công ty thương mại lớn từ lâu đã kìm hãm sự phát triển của kênh phân phối hiện đại tại Bénin.

            Gần đây, một số công ty (chủ yếu là doanh nghiệp thương mại tư nhân) đã rất nhanh nhạy với tiến triển trong thói quen tiêu dùng và sự xuất hiện của tầng lớp người tiêu dùng trung lưu. Chính vì vậy, những cơ cấu kiểu phương tây chuyên kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu (siêu thị lớn/nhỏ, nhượng quyền, đại diện, cửa hàng) đã ra đời.

            Ngược với các kênh phân phối truyền thống chủ yếu hướng vào hàng lương thực thực phẩm và dệt may, các mạng lưới phân phối hiện đại nhắm vào tất cả các lĩnh vực và tận dụng hiện tượng bùng nổ của lĩnh vực thông tin liên lạc (điện thoại di động, mạng lưới Internet, tin học).

            Các chuyên gia dự đoán việc gia tăng số dân đô thị, nhất là ở Cotonou (thủ đô kinh tế) sẽ làm tăng số lượng các cơ cấu phân phối chính thức kiểu này.

                                                                                               

 

 

Thương vụ Việt Nam tại Morocco

Nội dung liên quan