| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Giới thiệu cơ sở hạ tầng nước CH Tô-gô

1/ Vận tải biển Thủ đô Lomé từ lâu đã là trung tâm thương mại đối với những nước nằm sâu trong lục địa không có biển như Burkina Faso, Niger và Mali. Tuy nhiên, những rối loạn chính trị và xã hội đã làm chuyển hướng dòng hàng hoá sang các cảng láng giềng trong tiểu vùng đặc biệt là cảng Cotonou của Bénin cho dù hiện nay bắt đầu có sự vận động ngược trở lại do chi phí tại cảng Lomé (Tô-gô) hấp dẫn hơn.

 

 

Cảng tự quản Lomé (PAL) khánh thành năm 1968 là một nhân tố cơ bản giúp phát triển kinh tế Tô-gô. Đây là cảng nước sâu duy nhất của tiểu vùng (có mớn nước 13m) với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thích ứng với những lưu lượng hàng hoá khác nhau. Tháng 3/2006, cảng này đã được trang bị thêm 2 cần cẩu với công suất bốc dỡ 104 tấn.

 

Việc vận chuyển công-ten-nơ qua cảng Lomé đã tăng gấp đôi trong vòng 3 năm đạt 4 240 000 feet năm 2005 (Xem thêm trên trang web của cảng : www.togoport.tg).

Dự án hiện đại hoá cảng sẽ cho phép tiếp nhận những tàu thuyền có trọng tải lớn và thu hút các luồng hàng hoá chuyển tải nhất là đến từ châu Á.

 

Từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Côte d’Ivoire, Tô-gô đã trở thành một cảng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Tây Phi.

 

2/ Vận tải hàng không

Công ty cảng hàng không Lomé Tokoin (SALT) là công ty liên doanh thành lập ngày 20/5/1986 phụ trách việc quản lý các cơ sở hạ tầng thương mại.

 

Công suất của sân bay quốc tế Lomé lên tới 700.000 hành khách mỗi năm trong khi ga vận chuyển hàng nâng cấp năm 1995 có thể xử lý 11.000 tấn hàng.

 

Ngoài ra, sân bay còn có một khu chế xuất với một khu vực dành cho các hoạt động công nghiệp rộng 11 hécta. Sân bay Abidjan (Côte d’Ivoire) là đối tác số 1 của Tô-gô về vận chuyển hàng nhập khẩu vào Tô-gô bằng đường hàng không trên cả sân bay Roissy (Pháp) và Bruxelles (Bỉ). Ba sân bay này chiếm tới 61% các hoạt động vận chuyển hàng hoá hai chiều.

 

Từ thủ đô của Tô-gô hiện nay mỗi tuần có rất nhiều chuyến bay đi đến các nước trong tiểu vùng và châu Âu.

 

Hiện Tô-gô có 9 sân bay trong đó có 2 sân bay quốc tế lớn.

 

3/ Mạng lưới đường bộ và đường sắt

Mạng lưới đường bộ là một trong số ít những hệ thống tiếp tục được hưởng viện trợ quốc tế vì vai trò quan trọng của Tô-gô trong khu vực. Hiện nay mật độ đường bộ tại Tô-gô là 0,13km/km2.

 

Tuyến quốc lộ 1 Bắc-Nam nối thủ đô Lomé với Dapaong và biên giới Burkina Faso là trục đường chính của Tô-gô phục vụ trao đổi thương mại với các nước khu vực Xahara (đảm bảo 50% lưu lượng giao thông). Trục thứ hai là tuyến đường ven biển nối Ghana, Tô-gô và Bénin. Tô-gô có 7520 km đường bộ trong đó có 2376 km được trải nhựa.

 

Hệ thống đường sắt bao gồm 500 km trong đó tuyến chính dài 276km đoạn Lomé/Atakpamé/Blitta (về phía Bắc). Sau khi mua lại Công ty đường sắt quốc gia là Togo Rail vào năm 2002, Tập đoàn xi măng Wacem (doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nigeria và Ấn Độ) đã giành quyền khai thác mạng lưới đường sắt của Tô-gô.

 

 

Thương Vụ Việt Nam tại Maroc

Nội dung liên quan