| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Afghanistan
THÔNG TIN CHI TIẾT

*Thể chế nhà nước-  Trư ớc năm 1996, theo thể chế Cộng hòa Tổng thống chế độ lưỡng viện.

Hiến pháp qui định bầu cử Hạ nghị viện gồm 234 thành viên bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Thư ợng nghị viện (Hội đồng Nguyên Lão) gồm 192 thành viên, trong đó 128 thành viên đ ược bầu và 64 thành viên đ ợc bổ nhiệm. Loi-a Di-a-ga (Hội đồng các tù tr­ưởng) là cơ quan Nhà n ước tối cao gồm Quốc hội, Nội các, Hội đồng hành pháp hàng tỉnh và của các khu tự trị. Loi-a Di-a-ga bầu ra Tổng thống. Tổng thống bổ nhiệm Thủ trưởng. Thủ tướng bổ nhiệm các thành viên Nội các.

Có 30 tỉnh.

Từ tháng Mười Hai năm 1991, phái Mu-gia-hít-đin sau khi lật đổ chính quyền hợp hiến của Áp-ga-ni-xtan đã tuyên bố thành lập và đổi tên n ước thành Nhà n ước Hồi giáo Áp-ga-ni-xtan. Năm 1996 phái Ta-li ban lên nắm chính quyền. Nhà n ước này nói chung không được cộng đồng quốc tế công nhận, đến cuối năm 2001, khi phái Ta-li-ban bị đánh đổ, một chính phủ Hoà hợp dân tộc lâm thời đ ược thành lập gồm 30 thành viền. Ngày 22 tháng Mư ời hai năm 2ó01, Chính phủ lâm thời này điều hành đất nước trong vòng 18 tháng. 

*Địa lý- Nằm ở Trung-Nam Á. Cao nguyên Trung Phần, nơi có dãy núi Hin-đu Ku-sơ, chiếm 3/4 cliện tích lãnh thổ của Ap-ga-ni-xtan. Trên cao nguyên Trung phần có môt số đỉnh cao hơn 6.400 m. Giao thông giữa miền Đông và miền Tây phải qua một đường hầm nhân tạo dài trên 3 km. Phía bắc cao nguyên là đồng bằng quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Phía tây-nam Ap-ga-ni-xtan là sa mạc và nửa sa mạc.

Sông chính: A-mua Đa-ri-a, 2.500 km

Khí hậu.: Tại cao nguyên Trung phần, mùa đông rất lạnh, mùa hạ mát mẻ, nh ng ngắn. Tại khu vực sa mạc, mùa đông mát mùa hạ nóng. Khí hậu khô, trừ một số vùng trên cao nguyên.

Kinh tế- Công nghnệp chiếm 28,5%: nông nghiệp: 53% và dịch vụ 18,5% GDP.

Phần lớn đất đai sử dụng đư ợc là đồng cỏ chăn nuôi cừu, ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và ngô cũng đóng vai trò quan trọng. Cây thuốc phiện đư ợc trồng ở nhiều nơi (nhất là d ưới thời chính phủ Ta-li-ban). Các sản phẩm xuất khẩu chính là len, bông, hoa quả t ơi và khô. Khí đốt tự nhiên khai thác tại các đòng bàng phía bắc cũng đư ợc xuất khẩu. Có nhiều quặng than và sắt như ng việc khai thác còn kém. Sản xuất điện năng 430 triệu kWh, nhiệt điện 42%, thủy điện 58% tiêu thụ 510 triệu kWh, phải nhập 110 triệu kWh. Xuất khẩu đạt 80 triệu USD, nhập khẩu: 150 tnệu USD; nợ nư ớc ngoài: 5,5 tỷ USD. .

Cuộc nội chiến suốt 23 năm (1978-2001), gây ra cảnh nồi da nấu thịt, đất nước bị tàn phá làn cho nền kinh tế kiệt quệ. Người dân đói khổ đã rời bỏ quê h ơng chạy trốn sang Iran, Pa-ki-xtan và các nư ớc láng giềng khác.

*Văn hóa - xã hội - số ngư ời biết đọc, biết viết chiếm 31,5% dân số. nam: 47,2%. nữ: 15%. Phụ nữ (chỉ đ ược phép đi học khi phái Ta-li-ban bị lật đổ)

Dịch vụ y tế hết sức tồi tàn có một số cơ sở y tế ở thành phố là do các tổ chức nhân đạo quốc tế giúp đỡ.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Nhiều tượng phật được tạc vào núi đá cao trên 50 m. xây dựng từ thế kỷ II sau Công nguyên như ng hai trong số những bức nổi tiếng nhất (đã bị tàn phá tháng Ba năm 2001) nhiều nhà thờ đạo Hồi nổi tiếng. 

*Lịch sử: Người Ba Tư cai trị Áp- ga-ni-xtan cho đến khi có cuộc xâm lăng của A-lếch-xăng-đrơ Đại đế (Hy Lạp) vào thế kỷ thứ IV tr ước Công nguyên. Tuy nhiên, quyền kiểm soát của người Hy Lạp kéo dài không lâu và sau đó Ap-ga-ni-xtan rơi vào tay những người phương bắc. Vào thế kỷ VII sau Công nguyên, người A-rập tiến vào Ap-ga-ni-xtan mang theo đạo Hồi. Sau đó, các đế quốc Hồi giáo khác, thay nhau cai trị Áp-ga-ni-xtan cho đến năm 1222 là năm Áp-ga-ni-xtan rơi vào ách thống trị hà khắc của Mông Cổ, ách thống trị của Ta-mơ-lan (những chiến binh Mông cổ đã chinh phục các quốc gia Trung Á suốt các năm 1336- 1405) tại Áp-ga-ni-xtan. trong thế kỷ XIV, cũng tàn bạo không kém. Vào thế kỷ XVIII ng ười Ba tư  thống nhất Áp-ga-ni-xtan.

Sang thế kỷ XIX  hiềm khích giữa Nga và Anh, vốn coi áp-ga-m-xtan là cửa ngõ vào Ấn Độ, đã dẫn đến tình trạng bất ổn định tại đây. Trong hai cuộc chiến tranh tàn khốc (1839-1842 và 1878-1881), nư ớc Anh cố khẳng định quyền kiểm soát của mình đối với Ap-ga-ni-xtan. Áp-ga-ni-xtan chỉ giành được độc lập vào ngày 28 tháng Hai năm 1919. Sau đó là cuộc chiến tranh thứ ba với nước Anh kéo dài đến năm 1921. Tình trạng bất ổn định kéo dài đến năm 1933, khi một thể chế vững vàng hơn được thiết lập. Năm 1973, nền quân chủ của M.D. Sa bị một cuộc đảo chính lật đổ. Mối quan hệ gần gũi của Ap-ga-ni-xtan với Liên Xô là kết quả của cuộc cách mạng năm 1978. Năm 1979 Liên Xô đ ưa quân vào Áp-ga-ni-xtan theo yêu cầu của Chính phủ hợp hiến lúc đó đồng thời Ở đây cũng đã xảy ra nội chiến. Năm 1987, đổi tên nư ớc là Cộng hòa Áp-ga-ni-xtan. Năm 1989, Liên Xô rút quân để lại các thành phố trong tay chính phủ, còn các vùng nông thôn thì do du kích Hồi giáo Mu-Tia-hít-đin kiểm soát. Năm 1992, lực l ượng Mu-gia-hít-đin nắm chính quyền, với tổng thống là Ra-ba-ni, tuy nhiên nội chiến giữa các phe phái Hồi giáo vẫn tiếp tục. Ngày 27 tháng Chín năm 1996, du lịch Hồi giáo Ta-li-ban (đ ược thành lập tại Pa-ki-xtan năm 1994) đánh chiếm thủ đô Ca-bun. Chính phủ hợp pháp phải rút về miền bắc tổ chức kháng chiến. Một chính quyền Hồi giáo hà khác đ ợc thiết lập ở thủ đô và các từng do phái Ta-lỉ-ban kiểm soát (90% lãnh thổ). Cuộc chiến tranh giành quyền lực vẫn đang tiếp diễn. Cộng đồng quốc tế đã có nhiều cố gắng để chấm dứt nội chiến tại Áp-ga-ni-xtan và khuyến khích thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc. Từ ngày 14 tháng Chín năm 1999, Liên hợp quốc tiếp tục áp dụng  lệnh cấm vận Tề th ương mại và hàng không với chính quyền Ta-li ban.

Th ượng tuần tháng Ba năm 2001, chính quyền Ta li-ban đã ra lệnh dùng thuốc nổ, súng chống tăng phá các pho t ượng Phật khổng lồ còn lại Ở vùng Ba-mi-an, có pho t ượng cao tới trên 50m, đư ợc tạc đục từ thế kỷ thứ I sau công nguyên. Đây là những di sản văn hóa quý giá của nhân loại. Họ muốn xây dựng xã hội Áp-ga-ni-xtan chỉ có đạo Hồi và coi các tôn giáo khác đều là dị giáo.

Trong tháng Năm năm 2001, chính quyền Ta-li-ban đã bắt phụ nữ theo đạo Hin-đu, đạo Phật ra đường phải đeo mạng che mặt màu vàng (để phân biệt mạng đen của người Hồi giáo). Cả cộng đồng thế giới đã lên án gay gắt hành động cực kỳ quá khích và tàn bạo này của chính quyền Ta-li-ban.

Ngày 7 tháng Mười năm 2001, liên quân Mỹ và Anh (đ ược nhiều Nước ủng hộ), đã dùng máy bay và các vũ khí tinh xảo và tối tân nhất tấn công Áp-ga-ni-xtan, đời chính quyền Ta-li-ban do Mô-ha-mét ô-ma cầm đầu giao nộp Bin La-đen, trùm khủng bố quốc tế, đứng dầu tổ chức khủng bố quốc tế An Kê đa hiện đang ẩn náu ở n ước này mà Mỹ cho là ng ười đã gây ra vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001 vào Lầu năm góc  Trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ Ở Oa-sinh-tơn và Trung tâm Thương mại Thế giới ở Niu-oóc. Ngoài mục đích đó, Áp-ga-ni-xtan còn có vị trí địa lý chính trị và kinh tế quan trọng  Vùng Trung Á mà Mỹ muốn nắm Nếu nắm đ ược Áp-ga-ni-xtan, Mỹ sẽ khống chế được con đ ường dẫn dầu từ biển Ca-xpiên, số trong lư ợng lớn thứ ba thế giới, sau vịnh Péc- xích và tây Xi-bi-ri và hệ thống dẫn khí đốt lớn hàng đầu thế giới từ Xi-bi-ri (Nga) và sa mạc Ca-ra-cum (Trung ra biển Ba Tư, Ta-li-ban tuyên bố khi nào chứng đích thực mới chịu giao Bin La-đen cho Mỹ. Cuộc chiến tranh tại Ap-ga-nitan đã diễn ra khốc liệt. Mỹ, Anh, Nga, I-ran, Pa-ki-xtan, Nhật Bản ủng hộ liên minh đối lập miền Bắc tấn công lực l ượng Ta-li-ban. Với sự ủng hộ cho nhiều nư ớc trên thế giới, Mỹ đã sử dụng không quân và các thiết bị quân sự tối tân để tán công cả ngày và đêm vào các thành phố và làng mạc, hang động mà Mỹ nghi ngờ là có lực lư ợng An Kê-đa và nơi ẩn náu của Bin La-đen. Đ ược không quân và lính thủy đánh bộ Mỹ yểm trợ. Liên minh phương Bắc đã tấn công và giải phóng các vùng Ta-li-ban chiếm đóng. Đến cuối tháng Mư­ời Hai năm 2001, lực lư ợng Ta-li-ban đã bị đánh tan. Cộng đồng quốc tế đã tìm giải pháp cho vấn đề Áp-ga-ni-xtan và tìm ra ngọn cờ là cựu vương M.D. Sa (81 tuổi) đang cư  trú chính trị tại I-ta-li-a. Với sự bảo trợ của Liên hợp quốc, từ ngày 27 tháng M ười Một năm 2001, tại Bon (Đức) đã tiến hành cuộc gặp gỡ các phái chính trị Ở Ap-ga-m-xtan để tìm giải pháp cho vấn đề Áp-ga-ni-xtan. Một Hội đồng lâm thời do cựu vương M.D. Sa đứng đầu cử ra một chính phủ đoàn kết dân tộc lâm thời trong 18 tháng. Chính phủ này gồm 30 thành viên (trong đó có 2 phụ nữ) do ông Ha-mít Ca-dai (người Pa-xtun) làm Thủ tướng. Ngày 22 tháng M ời Hai năm 2001, chính phủ lâm thời này đã làm lễ nhậm chức.

Chính phủ lâm thời Áp-ga-ni-xtan đã chấp thuận Lực l ượng hỗ trợ an ninh quốc tế của Liên hợp quốc (ISAF) gồm 4500 binh sĩ của 17 quốc gia do Anh đứng đầu, có mặt ở Áp-ga-ni-xtan để giữ gìn an ninh. Nhiều n ước như I-ran, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh,.Pa-ki-xtan... đã công nhận chính phủ lâm thời và mở lại sứ quán tại Áp-ga-ni-xtan.

Dưới chính quyền mới, các quyền con người đã được khôi phục và tôn trọng, phụ nữ không phải đeo mạng che mặt mỗi khi ra đư ờng đ ược đi học và tham gia vào các công việc xã hội; đài phát thanh và truyền hình, báo chí đã hoạt động trở lại... Một việc làm hết sức có ý nghĩa của chính phủ lâm thời nửa là cho khôi phục lại các bức t ượng Phật di sản văn hóa thế giới đã bị chính quyền Ta-li-ban phá huỷ.

Nhiệm vụ của chính phủ mới là gìn giữ hòa bình và tái thiết đất n ước; khôi phục kinh tế sau 23 năm chiến tranh tàn phá. Cộng đồng quốc tế đang tìm cách viện trợ cho Áp-ga-ni-xtan. Từ ngày 21 và 22 tháng Giêng năm 2002 tại Tô-ky-ô. Nhật Bản đã diễn ra Hội nghị quốc tế gồm 60 đoàn của các quốc gia và tổ chức thể giới bàn về việc giúp đỡ quốc gia Trung Á nghèo nhất thế giới này khôi phục lại đất nư ớc đã quyết dịnh tài trợ 4,5 tv USD, trư ớc mắt trong năm 2002 cần 1,8 tỷ USD và trong 10 năm tới sẽ cần khoảng 15 20 tỷ USD.