| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Quy định mới về sinh vật bám vỏ tầu thuyền (Biofouling) tới Niu Di-lân

Bộ Công nghiệp Cơ bản Niu Di-lân (MPI) vừa ban hành Tiêu chuẩn Quản lý Rủi ro Tầu bè (CRMS) đối với sinh vật biển ngoại lai bám vỏ tầu thuyền khi tới Niu Di-lân. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/5/2018 và áp dụng đối với tất cả các loại tầu thuyền đến từ hoặc quay trở lại từ vùng nước ven bờ nước khác.

Sinh vật bám vỏ tầu (biofouling) được thừa nhận trên thế giới là cách phổ biến, cùng với nước dằn tầu dẫn tới việc lây lan ô nhiễm nước biển tới các vùng mới. Việc xâm nhập của các loài sinh vật mới vào Niu Di-lân có thể có tác động nghiêm trọng tới năng suất nuôi trồng thủy sản và sự đa dạng sinh học của sinh vật ven biển tại đây. Các sinh vật biển lạ chưa từng được nghi nhận là có hại ở nơi khác nhưng nếu như đưa sang Niu Di-lân lại có thể là mối nguy hiểm do tính chất độc đáo và thành phần môi trường biển của Niu Di-lân.

Niu Di-lân chưa từng có nhiều loại sinh vật sống trong nước biển gây hại nhất được ghi nhận tại những nước khác. Lúc này cũng là đúng lúc và cũng là rất quan trọng cho Niu Di-lân ngăn chặn nguy cơ này thông qua biện pháp đối phó với sinh vật bám vỏ tầu thuyền của mình.

CRMS yêu cầu các tầu thuyền khi tới phải trong tình trạng “vỏ sạch”. “Vỏ sạch” được định nghĩa cho hai loại tầu. Đối với tầu lưu lại ngắn ngày thì tầu cần để nổi phần vỏ có sinh vật bám vào, còn đối với tầu lưu lại dài ngày cần phải tráng một lớp chất nhờn và chỉ chấp nhận hàu ngỗng thôi.

Các yêu cầu CRMS phù hợp với Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) 2011 Hướng dẫn về quản lý Sinh vật bám vỏ tàu (Biofouling) để Giảm thiểu các lây truyền sinh vật hại thủy sản. Việc trì liên tục quy chế thực hành tốt nhất là một biện pháp đáp ứng các CRMS và một trong những khả năng được áp dụng đối với tàu thương mại. Theo Hướng dẫn Biofouling IMO được ghi nhận, CRMS là một ví dụ về thực hành tốt nhất.

Trong khi New Zealand đi trước hầu hết các nước trong việc giới thiệu loại quy định này, một số chính phủ khác có thể có quy định vào thời điểm CRMs trở thành bắt buộc.

Việc thực thi các quy định của CRMS đối với sinh vật bám vỏ tầu sẽ có hiệu lực vào ngày 15/5/2018 – bốn năm kể từ ngày ban hành. Trong thời gian tới đó thì các doanh nghiệp khai thác tầu biển được khuyến khích tuân thủ ngay khi có thể thực hiện được.

Một số biện pháp được đưa ra trong CRMS mới để các tầu thuyền áp dụng trong việc tuân thủ Tiêu chuẩn, và trong thời gian tới khi áp dụng thì MPI  sẽ làm việc với các doanh nghiệp khai thác tầu thuyền nhằm giúp họ quyết định xem biện pháp nào áp dụng thích hợp nhất. MPI cũng sẽ thông báo các yêu cầu này tới các hãng vẫn tải biển quốc tế và những bên hữu quan để đảm bảo rằng các nhà tầu khi có kế hoạch tới Niu Di-lân biết các biện pháp áp dụng và thực hiện những thay đổi cần thiết trong nhằm tuân thủ quy định vào năm 2018 hoặc sớm hơn.

Ngoài ra, việc kiểm tra vỏ tầu và làm vệ sinh cả ở Niu Di-lân và trước khi vào Niu Di-lân được khuyến khích để được MPI phê duyệt trong giai đoạn này.

CRMS ban hành phù hợp với Hướng dẫn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế năm 2011 về việc Quản lý Sinh vật bám vỏ tầu, và việc tuân thủ theo đúng Hướng dẫn được coi là áp ứng các yêu cầu của CRMS. Điều này có nghĩa là có rất nhiều tầu thương mại đã thực hiện rồi. Các lựa chọn khác nhằm thực thi sẽ đảm bảo rằng tầu thuyền có thể tuân thủ quy định, giảm thiểu sự gián đoạn.

Trong gian đoạn bốn năm trước khi áp dụng quy định mới, các biện pháp sẽ được thực thi nhằm đối phó với những trường hợp sinh vật bám vỏ tàu mang tính nguy hiểm như đã làm trước đây theo Luật An toàn Sinh học (1993). MPI cũng sẽ chủ động tập hợp thông tin về an toàn sinh học.  Những thông tin này sẽ giúp MPI giám sát tình hình cải thiện trong hoạt động quản lý sinh vật bám vỏ tầu bởi các doanh nghiệp khai thác tầu thuyền.

Một tài liệu Hướng dẫn đi kèm với CRMS sẽ cho biết các quy định sẽ áp dụng ra sao tại vùng biên giới Niu Di-lân từ năm 2018. Hướng dẫn này hiện mới đang ở bản thảo và sẽ được hoàn thiện trong thời gian từ này đến lúc áp dụng quy định mới.

Tham khảo thêm tại:

http://www.biosecurity.govt.nz/regs/sea-craft-ports/sea-craft

http://www.biosecurity.govt.nz/biosec/consult/draft-ihs-bnz-std-biofoul

Thương vụ Việt Nam tại New Zealand

Nội dung liên quan