| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Nhu cầu nhập khẩu và đầu tư nông nghiệp ở nước ngoài của Ca-ta

Với dân số chỉ khoảng 2 triệu người nhưng Ca-ta chi hàng chục tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài. Các phân tích số liệu thống kê trong 5 năm qua cho thấy Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Ca-ta.

Tiếp theo là các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, UAE, Đức, Ả-rập Xê-út, Anh, Italia.

Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của Ca-ta đạt khoảng hơn 27 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện vận tải, thực phẩm, động vật sống, dầu thực vật, đồ uống, thuốc lá, nguyên liệu thô, hóa chất và các sản phẩm liên quan, máy móc thiết bị điện, phụ tùng. Trong đó, nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến ngành giao thông vận tải chiếm 19%, máy móc thiết bị chiếm 15%, chủ yếu do Ca-ta nhập khảu để phục vụ các dự án cơ sở hạ tầng.

Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Ca-ta trong năm 2013

Mã HS

Tổng kim ngạch nhập khẩu (ngàn USD)

27.092.259

84

Máy móc thiết bị

4.282.990

87

Phương tiện vận tải

3.509.246

85

Thiết bị điện, điện tử

2.614.037

88

Máy bay

1.457.886

73

Sản phẩm sắt thép

1.346.567

94

Đồ nội thất, chiếu sáng…

806.837

71

Đá quý, kim loại quý

757.983

89

Tàu thuyền

741.489

26

Quặng kim loại

617.708

39

Chất dẻo và sản phẩm nhựa

591.063

90

Máy móc, thiết bị quang học

531.194

28

Hóa chất vô cơ

531.155

68

Đá, xi măng, asbestos, mica,

424.289

38

Sản phẩm hóa chất

418.535

30

Dược phẩm

408.577

72

Sắt thép

407.334

25

Muối, lưu huỳnh…

394.438

02

Thịt

378.641

33

Dầu Essential oils, nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa

328.909

04

Sản phẩm sữa, trứng, mật ong,…

327.522

27

Dầu khoáng

291.172

62

Sản phẩm may mặc

280.697

74

Đồng và sản phẩm đồng

278.410

40

Cao su và sản phẩm cao su

251.062

Nguồn: Trade Map, ITC

Một trong những nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Ca-ta là thực phẩm do Ca-ta chỉ sản xuất và tự đáp ứng được 10-15% nhu cầu của mình. Thực phẩm nhập khẩu vào Ca-ta chủ yếu từ Ả-rập Xê-út và UAE.

Do Ca-ta thiếu nước và đất canh tác, Ca-ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu thực phẩm. Để đảm bảo an ninh lương thực, Ca-ta cũng như một số nước GCC khác như Ả-rập Xê-út, UAE đã áp dụng chính sách mua hoặc thuê đất nông nghiệp, nguồn nước nông nghiệp với giá thấp ở nước ngoài (land grabbing) để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại châu Phi, châu Á, Úc và Đông Âu. Năm 2008, Ca-ta đã thuê, mua khoảng 850.000 ha đất nông nghiệp ở nước ngoài.Trong những năm gần đây, Ca-ta tiếp tục đầu tư vào một số dự án nông nghiệp tại Cam-pu-chia, Philippines, Pakistan, Indonesia và Việt Nam. Năm 2011, Công ty Hassad Food Co., thuộc sở hữu của Tập đoàn Qatar Holding đã đầu tư mua khoảng 250.000 ha đất nông nghiệp ở Úc.

Tham khảo: http://bqdoha.com/2014/06/5-countries-qatar-imports

Nguyễn Phúc Nam

Vụ Châu Phi Tây Nam Á

Nội dung liên quan