Ca-ta (State of Qatar) là một quốc gia nhỏ nhưng hiện đại và là một thành viên quan trọng của khối GCC, có thủ đô là Đô-ha.
Nền kinh tế Ca-ta phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Khí đốt hóa lỏng (LNG) và dầu mỏ là hai ngành công nghiệp lớn nhất của quốc gia Hồi giáo này. Ca-ta là một trong ba nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Nhờ nguồn tài nguyên khí đốt và dầu lửa dồi dào nên ngành công nghiệp khai thác dầu khí có vị trí đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu của Ca-ta. Trong chiến lược phát triển đất nước, Ca-ta tập trung vào ngành xuất khẩu chủ lực là khí đốt và đầu thổ. Ca-ta nhập khẩu gần như toàn bộ hàng hóa lương thực, thực phẩm, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu dân sinh và tiêu dùng của quốc gia.Vì vậy, chính sách thương mại đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của nền kinh tế Ca-ta. Xét trong tương lại, nhập khẩu tại Ca-ta sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu. Chính sách thương mại củ Ca-ta cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực tại quôc gia này. Hầu hết các nguồn dự trữ chiến lược các sản phẩm nông nghiệp của Ca-ta hiện tại đều có được qua nhập khẩu trước khi được bán ra thị trường nội địa thông qua Ủy ban Đấu thầu Trung ương (the Central Tender Committee).
Hiện Ca-ta đang hướng đến việc coi khí tự nhiên và các thành phẩm từ khí tự nhiên là hàng hóa môi trường trong Hội đồng Thương mại và Môi trường của WTO. Về việc này, Ca-ta đã đệ trình các tư liệu liên quan lên Hội đồng Thương mại và Môi trường cũng như Nhóm đàm phán Tiếp cận thị trường WTO. Ca-ta cho rằng, việc coi khí tự nhiên là sản phẩm môi trường sẽ giúp mở rộng và tạo thuận lợi hơn nữa thương mại quốc tế, tăng đầu tư xuyên biên giới và giúp giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu. Ca-ta đặc biệt chú trọng đến thách thức phát triển của đất nước là đảm bảo an ninh lương thực và vấn đề này chính là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Ca-ta.
Năm 2006 sau khi tổ chức thành công ASIA GAME và chiến thắng trong cuộc đua đăng cai World Cup 2022, nền kinh tế Ca-ta có sự phát triển mạnh mẽ. Từ đó đến nay, Ca-ta là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và ba năm trở lại đây, Ca-ta có tốc độ phát triển thần kỳ với hai con số. Thời gian qua, Ca-ta đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển mạnh các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, tài chính ngân hàng với mục tiêu biến thủ đô Đô-ha vượt qua Dubai để trở thành trung tâm kinh tế thương mại trong khu vực.
Không chỉ được biết đến là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà còn được biết qua phát triển các ngành dịch vụ hay như tài chính đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với sự đầu tư lớn vào ngành khí đốt tự nhiên, sự hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ và giá khí đốt tự nhiên (LNG) trên thế giới tăng cao đã giúp Ca-ta có điều kiện để phát triển kinh tế mạnh mẽ. Một số đánh giá cho thấy ngành công nghiệp khí và dầu lửa của Ca-ta chiếm tới trên 50% GDP, 85% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 70% nguồn thu của Chính phủ. Những năm gần đây, Ca-ta nổi lên như những quốc gia đầu tư tài chính ra nước ngoài rất lớn và được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có sự bùng nổ về phát triển kinh tế. Nhờ nguồn lợi lớn từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt nên Ca-ta có nguồn tài chính dồi dào. Hơn thế nữa, Chính phủ Ca-ta cũng tập trung đa dạng hóa nền kinh tế nên các ngành tài chính và dịch vụ cũng có điều kiện phát triển và hiện đại hơn nhiều nước khác trong khu vực.
Những năm gần đây, Ca-ta nổi lên như những quốc gia đầu tư tài chính ra nước ngoài rất lớn và được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có sự bùng nổ về phát triển kinh tế. Nhờ nguồn lợi lớn từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt nên Ca-ta có nguồn tài chính dồi dào. Hơn thế nữa, Chính phủ Ca-ta cũng tập trung đa dạng hóa nền kinh tế nên các ngành tài chính và dịch vụ cũng có điều kiện phát triển và hiện đại hơn nhiều nước khác trong khu vực.
Bảng: So sánh mức độ tạo thuận lợi trong thương mại của Ca-ta
với các nước trong khu vực
Tên nước/ vùng lãnh thổ |
Xếp thứ hạng (trên tổng số 189 quốc gia trên thế giới) |
UAE |
23 |
Ả-rập Xê-út |
23 |
Ba-ranh |
46 |
Ô-man |
47 |
Ca-ta |
48 |
Cô-oét |
104 |
Các nước Trung Đông và Bắc Phi |
107 |
Ai Cập |
128 |
Chính sách thương mại của Ca-ta cũng tương tự như một vài nước thành viên của GCC. Theo đó, Ca-ta tạo lập một môi trường kinh doanh khá thông thoáng và cởi mở với bên ngoài. Tuy nhiên, Ca-ta không cho phép nhập khẩu thịt lợn, đồ uống có cồn và những hàng hóa hoặc sản phẩm khác có ảnh hưởng tới đạo đức, văn hóa, tập quán theo những quy định của đạo Hồi.
Bảng: Những thay đổi trong chính sách về môi trường kinh doanh
của Ca-ta giai đoạn 2009-2014
Năm |
Thay đổi |
2009 |
Không có sự thay đổi chính sách nào |
2010 |
Không có sự thay đổi chính sách nào |
2011 |
Chính phủ quyết định tăng thêm các bước trong thủ tục đăng ký thuế và xin dấu cho công ty |
2012 |
Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp bằng việc kết hợp thủ tục đăng ký thương mại và thủ tục đăng ký với Phòng Công nghiệp và Thương mại Ca-ta làm một |
2013 |
Không có sự thay đổi chính sách nào |
2014 |
Không có sự thay đổi chính sách nào |
Nguồn: Doing Business (WB)
Tạo thuận lợi hóa thương mại là một trong những mục tiêu chính sách thương mại trọng yếu của Ca-ta. Chính vì vậy, giảm thiểu các rào cản thương mại theo cách nhất quán với các mục tiêu phát triển của đất nước là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Ca-ta đã theo đuổi hệ thống thương mại đa phương hóa, ký kết các hiệp định khu vực (với các nươc GCC, GAFTA/PAFTA) và các hiệp định FTA song phương.
Chính sách thương mại của Ca-ta cũng tương tự như một vài nước thành viên của GCC. Theo đó, Ca-ta tạo lập một môi trường kinh doanh khá thông thoáng và cởi mở với bên ngoài. Tuy nhiên, Ca-ta không cho phép nhập khẩu thịt lợn, đồ uống có cồn và những hàng hóa hoặc sản phẩm khác có ảnh hưởng tới đạo đức, văn hóa, tập quán theo những quy định của đạo Hồi.
Từ năm 2005, Ca-ta đã có những bước tiến nhằm cải thiện quy trình xuất khẩu và nhập khẩu tại tất cả các điểm thông thương hàng hóa trên cả nước. Theo đó, Tổng cục Hải quan Ca-ta (General Customs Administration – GCA) đã tiến hành đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng như nâng cấp công nghệ với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh quy trình thông quan. Tính đến nay, kết quả thu được rất đáng khích lệ khi GCA đã có thể rút ngắn thủ tục thông quan hàng hóa xuống 15 phút đồng thời giảm tỷ lệ giám sát xuống 5% mà không làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Một bước tiến nhằm chống lại gian lận thương mại và hàng nhập lậu đã được Ca-ta tiến hành áp dụng vào đầu năm 2013. Kể từ đó, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Ca-ta đều phải có giấy chứng nhận liên quan kèm theo, bộ giấy chứng nhận bao gồm: giấy chứng nhận xuất xứ với chữ ký, dấu xác nhận của đơn vị vận chuyển. Ngoài ra, lô hàng nhập khẩu vào Ca-ta cũng phải có sự chứng thực, xác nhận của Phòng Thương mại và Công nghiệp của Ca-ta. Tất cả hàng hóa bao gồm trong vận đơn phải được chứng thực mã HS. Tất cả việc kiểm soát hàng hóa nhằm đảm bảo thị trường nội địa Ca-ta không có hàng cấm hay hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn y tế hay vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, Ca-ta áp dụng hệ thống hải quan điện tử nhằm giảm tham ô, chi phí bốc dỡ chậm cũng như xúc tiến thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống Thông quan một cửa Ca-ta (Qatar Customs Clearance Single Window- QCCSW), còn được biết đến là Al-Nadeeb hiện được áp dụng tại tất cả các cảng biển, cảng mặt đất và cảng hàng không lớn tại Ca-ta. QCCSW có vai trò kết nối với tất cả các Bộ, ngành hữu quan, điều phối các thủ tục do GCA yêu cầu cũng như các cơ quan Chính phủ khác./.
Phạm Xuân Trang