Ngày 21/9/2022, Nội các Ấn Độ đã thông qua Chính sách Logistics quốc gia, Thủ tướng Narendra Modi từng công bố chính sách tìm cách cắt giảm chi phí vận tải bằng cách thúc đẩy vận chuyển hàng hóa liên tục trong nước.
Ngày 21/9/2022, Nội các Ấn Độ đã thông qua Chính sách Logistics quốc gia, Thủ tướng Narendra Modi từng công bố chính sách tìm cách cắt giảm chi phí vận tải bằng cách thúc đẩy vận chuyển hàng hóa liên tục trong nước. Thủ tướng đặt mục tiêu đưa chi phí logistics về mức dưới 10% GDP từ mức 13-14% hiện nay.
Theo Cục xúc tiến công nghiệp và thương mại nội địa (DPIIT), một nền tảng giao diện hậu cần thống nhất (ULIP) sẽ được phát triển như một phần của chính sách để giúp các cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân; người gửi hàng, nhà cung cấp dịch vụ cho phép trao đổi thông tin nhanh chóng và bảo mật.
Phát triển ULIP là một trong tám biện pháp can thiệp được đề xuất trong kế hoạch hành động logistics toàn diện. Các biện pháp can thiệp khác được đề xuất bao gồm Tiêu chuẩn hóa tài sản vật chất và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; Phát triển nguồn nhân lực Logistics và Nâng cao năng lực; sự tham gia của nhà nước; hậu cần xuất nhập khẩu; Khung cải tiến dịch vụ; Kế hoạch ngành về Logistics hiệu quả; và Tạo điều kiện phát triển các khu Logistics.
Chính sách được dự đoán sẽ đảm bảo vận chuyển hàng hóa thông suốt, liền mạch và giảm đáng kể chi phí vận tải. Chính sách sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào vận tải đường bộ và sẽ tích hợp các phương thức vận tải đường hàng không, đường bộ và đường thủy để giảm đáng kể chi phí logistics ở Ấn Độ và thúc đẩy thương mại nội địa cũng như quốc tế. Chính sách số hoá ngành logistic tạo cơ hội hội nhập với thị trường quốc tế và đưa Ấn Độ vươn lên tầm cao hơn. Trong 8 năm qua (từ năm 2014), hệ thống cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã được phát triển; thời gian quay vòng của các container đã giảm từ 44 giờ xuống còn 26 giờ. Tuy nhiên, chi phí logistics ở Ấn Độ vẫn cao so với các nền kinh tế phát triển khác.
Giảm chi phí hậu cần ở Ấn Độ để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Ấn Độ ở cả thị trường nội địa cũng như xuất khẩu sẽ giúp cải thiện hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, khuyến khích gia tăng giá trị và phát triển doanh nghiệp, từ đó tăng cường tăng trưởng kinh tế và tăng cơ hội việc làm