| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Thông tin nhà nhập khẩu

Hiện trạng và tiềm năng nhập khẩu gạo tại Thụy Điển và khu vực Bắc Âu

Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu dùng khu vực thị trường này còn nhỏ bé so với các quốc gia ở khu vực trung tâm Châu Âu, chủ yếu là do tiêu dùng sản phẩm truyền thống từ lúa mỳ, ngũ cốc, và nông nghiệp chăn nuôi ít đầu tư phát triển. Tuy nhiên, có thể nói Bắc Âu vẫn là khu vực thị trường tiềm năng đối với gạo của Việt Nam nếu sản phẩm của ta được hưởng ưu đãi thương mại trong tiếp cận thị trường, và đáp ứng được xu thế tiêu dùng và các đặc điểm thị hiếu nêu trên.

1.Thông tin chung

Với đặc điểm khí hậu lạnh khô, băng tuyết kéo dài về mùa đông từ cuối tháng 11 cho đến cuối tháng 3 năm sau, điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp, diện tích đất đai phần lớn là rừng cây lấy gỗ, ngành nông nghiệp và chăn nuôi nhìn chung ít phát triển so với các quốc gia Châu Âu khác, nên Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung thuần túy là thị trường nhập khẩu, tiêu thụ mặt hàng gạo từ các quốc gia xuất khẩu trên thế giới.

Hiện nay trên thị trường khu vực Bắc Âu, theo trật tự về thị phần từ lớn đến bé, gạo nhập khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ: Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Lào và Campuchia. Riêng Lào và Campuchia là các quốc gia chậm phát triển (LDCs) nên từ tháng 9 năm 2009, họ đã được hưởng ưu đãi thương mại (miễn thuế quan và hạn ngạch thuế quan) khi xuất khẩu vào thị trường các nước EU. So với các nước đang phát triển khác, Pakistan và Ấn Độ đã và đang được EU dành ưu đãi hơn về thuế quan trong xuất khẩu gạo vào EU do các nước này đã có các thỏa thuận thương mại song phương về lĩnh vực gạo với khối này. Đến nay, có thể nói Thái Lan vẫn là quốc gia dẫn đầu về kim ngạch và các chủng loại gạo xuất khẩu vào Thụy Điển và khu vực thị trường Bắc Âu. 

Với đặc điểm tập quán tiêu dùng truyền thống chủ yếu là các sản phẩm từ lúa mỳ và ngũ cốc, thống kê của Phòng Thương mại Thụy Điển cho thấy tiêu thụ gạo bình quân đầu người trong 1 năm ở Thụy Điển hay có thể nói là tại khu vực Bắc Âu là rất khiêm tốn, dao động từ 5,2 đến 5,5 kg. Theo thống kê của Thụy Điển, năm 2013 Thụy Điển nhập khẩu tổng số hơn 492,24 triệu Cua ron Thụy Điển gạo các loại từ Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, và Italia.

2. Xu thế tiêu dùng và kênh nhập khẩu, phân phối

Với thu nhập thuộc diện cao của thế giới, thị trường Bắc Âu có xu thế tiêu dùng các mặt hàng gạo đảm bảo các yếu tố về chất lượng, vệ sinh an toàn và hương vị cụ thể sau:

  • Đảm bảo sức khỏe, không chứa độc tố và đáp ứng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch;

  • Gạo đặc sản có hương vị đặc trưng và mang thương hiệu riêng của các nông trại;

  • Gạo được chế biến sẵn và đóng gói thành thực phẩm ăn liền;

  • Thực phẩm hữu cơ;

  • Giàu hàm lượng Protein nhưng hàm lượng chất béo thấp nhất có thể.

Tại Thụy Điển và khu vực Bắc Âu có 2 hình thức nhập khẩu gạo phổ biến là: nhập gạo đã được xay sát và nhập gạo thô/ chưa xay sát để về xay sát và đóng bao bì đứng tên thương hiệu của doanh nghiệp sở tại. Các kênh nhập khẩu gạo bao gồm cả nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu qua trung gian từ các nước ở trung tâm Châu Âu như Hà Lan, Pháp, Đức, Bỉ và Italia.

Dưới đây là danh sách một số nhà nhập khẩu, xay xát và phân phối thực phẩm và gạo tại thị trường Thụy Điển:

 

Tập đoàn/Công ty

Website liên hệ

1.      Nhập khẩu và bán lẻ

-          ICA Group

-          Coop (KF Group)

-          Axfood

-          Bergendahls Food

-          Rieber & Son Group

-          Lidl Group

www.ica.se

www.coop.se

www.axfood.se/en

www.bergendahls.se/

www.rieberson.com

www.lidl.se

2.      Chuyên nhập khẩu, bán buôn

-          Servera

-          Menigo

-          Svensk Cater

-          Martin Olsson

www.servera.se

www.menigo.se

www.svenskcater.se

www.martinolsson.se

3.      Nhập khẩu, xay xát, đóng gói, tái xuất khẩu và  phân phối cho các nhà bán lẻ

 

4. Các nhà nhập khẩu gạo khác

-         Swedish Rice Production (SRP)

-         Amanat Nawaz Rice

-          ALSEDIR Food

      Danh mục các nhà nhập khẩu gạo khác

www.swedishrice.com

www.zebrice.com

www.alsedirfoodhb.se

 

http://rice.importers.com

Xuất khẩu gạo của ta vào Bắc Âu còn rất hạn chế về kim ngạch và chủng loại (thí dụ với trường hợp Thụy Điển hiện chỉ nhập gạo nếp của ta với trị giá nhập khẩu quý I năm 2014 là khoảng 10.000 USD) và thường chỉ thông qua kênh nhập khẩu và bán lẻ của các nhà kinh doanh bán lẻ Châu Á nhằm mục đích phục vụ cộng đồng người gốc Châu Á hiện đang sinh sống, làm ăn và học tập tại khu vực này.

3. Một số khuyến nghị

Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu dùng khu vực thị trường này còn nhỏ bé so với các quốc gia ở khu vực trung tâm Châu Âu, chủ yếu là do tiêu dùng sản phẩm truyền thống từ lúa mỳ, ngũ cốc, và nông nghiệp chăn nuôi ít đầu tư phát triển. Tuy nhiên, có thể nói Bắc Âu vẫn là khu vực thị trường tiềm năng đối với gạo của Việt Nam nếu sản phẩm của ta được hưởng ưu đãi thương mại trong tiếp cận thị trường, và đáp ứng được xu thế tiêu dùng và các đặc điểm thị hiếu nêu trên. Để góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu gạo vào thị trường Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung, trong thời gian tới ta cũng cần chú trọng hơn nữa tới các biện pháp hỗ trợ về mặt chính sách và xúc tiến thương mại, cụ thể là:

- Đẩy nhanh việc hoàn thành đàm phán các hiệp định thương mại tự do với khối EU và khối EFTA bao gồm các nước Bắc Âu hiện là thành viên, trong có quy định dành đối xử ữu đãi hơn đối với các chủng loại mặt hàng gạo của Việt Nam khi tiếp cận thị trường các nước thuộc 2 khối này, ít nhất là đàm phán dành được ưu đãi thương mại  tương đương với trường hợp các nước đang phát triển khác như Pakistan, Ấn Độ;

- Tăng cường thực hiện chương trình xúc tiến thương mại gạo cho khu vực thị trường Bắc Âu, bao gồm tổ chức các đoàn đi gặp gỡ và trao đổi với các cơ quan và đại diện doanh nghiệp nước sở tại, và nếu phù hợp sẽ kết hợp tham gia hội chợ hàng thực phẩm liên quan;

- Tập hợp cung cấp thông tin cho các Thương vụ về giới thiệu tiềm năng sản xuất xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong đó có danh mục liên hệ cụ thể của các doanh nghiệp và giới thiệu các sản phẩm gạo tương ứng.

 

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển