| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Tình hình kinh tế - thương mại Pháp trong tháng 6 năm 2021

Theo công bố của Tổng cục thống kê Pháp, trong quý II/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tính theo giá FOB của Pháp tăng 4,4% so với mức tăng trưởng 4,0% của quý I/2021.

1.   Về tình hình xuất nhập khẩu của Pháp

Theo công bố của Tổng cục thống kê Pháp, trong quý II/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa( tính theo giá FOB của Pháp tăng 4,4% so với mức tăng trưởng 4,0% của quý I/2021. Mức tăng này đã đưa giá trị kim gạch nhập khẩu của Pháp gần như trở lại mức trước khủng hoảng, đạt 99% giá trị trị trung bình của năm 2019. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu tăng được giải thích là do việc tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là do giá nguyên liệu thô tăng mạnh. Theo đó, giá các mặt hàng tăng mạnh như +13,7% đối với kim loại quý, +32,4% đối với nông nghiệp, +76,3% đối với kim loại và khoáng sản, +121,1% đối với năng lượng. Điều này đã ảnh hưởng đến giá nhập khẩu năng lượng, nông sản và hàng hóa trung gian. Trong khi đó, giá nhập khẩu hàng tiêu dùng và đầu tư ít bị ảnh hưởng trong thời điểm hiện tại. Nhập khẩu các sản phẩm chế tạo chiếm 3/4 mức tăng tổng nhập khẩu (không bao gồm thiết bị quân sự) với mức tăng 3,7% trong quý này so với + 1,9% trong quý I/2021 và 1,4% trong quý 4/2020; sản phẩm dược phẩm tăng 16,5%; các sản phẩm hóa chất cơ bản tăng 10,4%...

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Pháp trong quý II/2021 tăng mạnh lên mức 2,7% so với mức 1,8 trong quý I, đạt 121,7 tỷ euro và tương đương 95% mức trung bình năm 2019 (mức trước khủng hoảng). Ngoài các thiết bị quân sự và hàng hóa sản xuất (tăng 2,9% so với 0,5% trong quý I), một số sản phẩm khác cũng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng như các sản phẩm công nghiệp khác tăng 3,4% (quý I là 2,7%); sản phẩm hóa chất, nước hoa và mỹ phẩm (+8,9%), sản phẩm luyện kim và kim loại (+6,5%) và dệt may, da giày (+5,3%). Ở chiều ngược lại, xuất khẩu nhiều nhóm hàng “mũi nhọn” khác của Pháp giảm mạnh như xuất khẩu dược phẩm (-6,8%), ô tô (-8,7%), tàu thuyền (-63,7%).

Nhìn chung, thâm hụt thương mại của Pháp tiếp tục gia tăng thêm 2,7 tỷ euro so với quý I/2021 và đạt mức thâm hụt cho cả 2 quý đầu năm 2021 là -18,7 tỷ euro, vượt 28% so với mức trước khủng hoảng. Sự gia tăng thâm hụt chủ yếu do thâm hụt trong trao đổi thương mại các sản phẩm chế tạo và năng lượng, với mức thâm hụt lần lượt là -1,4 tỷ € và -0,6 tỷ € so với quý I. Trong khi đó, cán cân nông nghiệp cũng đạt mức thâm hụt 0,3 tỷ € (lần đầu tiên kể từ năm 2017).

2.   Một số chỉ số kinh tế

Về tăng trưởng, theo số liệu rà soát lại của Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), mức tăng trưởng kinh tế trong quý II/2021 là +0,9%, đây là mức khác biệt lớn so với mức tăng trưởng 0,0% trong quý I. Tăng trưởng GDP của Pháp trong quý II đến chủ yếu đến từ tăng trưởng sản xuất hàng hóa và dịch vụ (+1,3%). Như vậy, GDP của Pháp trong quý II năm 2021 vẫn thấp hơn 3,3% so với GDP của quý IV/2019.

Bên cạnh đó, một số chỉ số cơ bản như sau:

Chỉ số lạm phát trong tháng 7  tăng 0,1% so với tháng 6, tuy nhiên tăng 1,2% tính trên 12 tháng. Giá cả trong tháng 7 các loại hình dịch vụ tăng 0,7% (+0,6% tính trên 12 tháng); giá năng lượng tăng 2,2% (+12,3% tính trên 12 tháng) và giá cả thực phẩm tăng 0,1% (0,9% tính trên 12 tháng).

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 8% trong quý II/2021. Như vậy số người thất nghiệp đã giảm 16.000 người so với quý I/2021 đưa tổng số lao động thất nghiệp lên 2,4 triệu người chiếm 8% dân số lao động. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đối với người lao động từ 15-24 tuổi (-1,4 điểm) trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người lao động trên 50 tuổi tăng (+0,1 điểm).

Chỉ số tiêu dùng hộ gia đình trong tháng 6 tăng nhẹ0,3% so với tháng 5 (tháng 5 tăng 10,9%). Sự tăng trưởng này là do lượng mua hàng hóa sản xuất tăng 2,7%, trong đó nhóm hàng quần áo, dệt may tăng 5,5%. Bên cạnh đó chi tiêu năng lượng giảm (-1,6%) và chi tiêu thực phẩm ổn giảm (-1,6%) trong tháng 6.

800 x 500 px (22).png

Nội dung liên quan