| Thông tin thị trường quốc tế cập nhật 24/7 từ Bộ Công Thương
Tin tức

Ngành dệt may của Ấn Độ đối mặt với cạnh tranh từ Bangladesh và Việt Nam

Bang Uttar Pradesh (UP), với 13% thị phần thị trường nội địa là một trong những bang sản xuất hàng dệt may hàng đầu ở Ấn Độ. Bang UP có khoảng 258.000 máy dệt tay và 550.000 máy dệt máy dệt điện; 58 nhà máy kéo sợi và 74 nhà máy dệt đang hoạt động tại đây. Ngành dệt may là ngành có việc làm lớn thứ hai sau nông nghiệp tại bang này.

Bang UP đang đối mặt với sự cạnh tranh từ quốc tế lớn như Bangladesh và Việt Nam, những nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu ở khu vực châu Á, trong lĩnh vực thương mại hàng dệt may toàn cầu.

Để thúc đẩy ngành dệt may và tạo ra nửa triệu việc làm, chính quyền bang UP đã phê duyệt Chính sách Dệt may Uttar Pradesh 2022, nhằm thu hút đầu tư tư nhân trị giá 10.000 crore Rupee (12,156 triệu USD) trong 5 năm tới. Chính sách dệt may mới  nhằm mục đích đưa Ấn Độ trở thành một trung tâm dệt may toàn cầu hàng đầu, củng cố toàn bộ chuỗi giá trị dệt may: máy dệt thủ công, máy dệt điện, kéo sợi, dệt, chế biến, v.v.

Theo chính sách này, chính phủ sẽ thực hiện các bước chủ động để thành lập năm khu dệt may với mục tiêu tăng thu nhập của những người dệt vải dệt thủ công và dệt điện lên 50%. Bang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hóa máy dệt điện và khai thác năng lượng mặt trời để phục vụ cho việc vận hành nhà máy, tăng sản lượng lụa nội địa. Năm 2021, chính quyền bang đã đề nghị chính quyền trung ương tạo điều kiện cho việc dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các lô hàng may mặc của Ấn Độ tại các thị trường châu Âu. Vào thời điểm đó, hàng dệt may xuất khẩu của Ấn Độ bị áp mức thuế cao hơn ngay cả khi các nước đồng nghiệp châu Á - Bangladesh, Việt Nam và Campuchia – chịu mức thuế thấp hơn đáng kể và thậm chí bằng không. Do đó, giá cả cao hơn 10% so với các đối thủ cạnh tranh khiến hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ không có tính cạnh tranh, và tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Nội dung liên quan